Niềm Vui Dâng Tặng Cho Đời,
Nỗi Buồn Xin Gởi Mây Trời Mang Đi

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Cựu Học Sinh THBL Khối lớp 8 niên khóa 1972 họp mặt


( Hình ảnh CHS-THBL khối lớp 8 niên khóa 1972 )
Nhân ngày 20 tháng 11, nhóm gồm hơn 30 Anh Chị Cựu Học Sinh Khối Lớp 8 Trung Học Bình Long đã tổ chức họp mặt .
Về dự buổi họp mặt có các Thầy Đàm Văn Gọt ( nguyên giáo sư dạy sử địa THBL)Cô Nguyễn Thị Tuyết ( nguyên giáo sư dạy quốc văn THBL )Thầy Phạm Văn Lai bận công việc nên không về dự. Đặc biệt trong lần họp mặt này, các Anh Chị còn mời thầy Hoàng Lê Vũ (tức thầy Quang ) nguyên giáo sư giảng dạy trường Tư thục Trung Tiểu Học Vinh Sơn về tham dự.Đây là vị giáo sư duy nhất còn lại của trường Vinh Sơn, ngoài ra các Anh Chị cũng có mời Anh Trần Đai Thắng nguyên Hiệu Trưởng Trường Bồ Đề Quốc Tuấn nhưng vì bận việc riêng nên cũng không về dự .
Cũng xin sơ qua vài nét về nhóm khối lớp 8 này . Đây là một khối lớp chịu nhiều biến cố nhất trong lịch sử học sinh Trung Học ở Bình Long :
Đầu tiên là : Cuộc chiến tháng 4 năm 1972 các trường và học sinh bị ly tán, giải thể sau khi về đến trại tạm cư Phú Văn Bình Dương. Các trường Bồ Đề Quốc Tuấn, Vinh Sơn hoàn toàn không còn hoạt động. Số học sinh khối lớp 8 của các trường này bị chia năm xẻ bảy và xáp nhập vào khối lớp 9 trường Trung Học Bình Long.
Đến đầu năm 1974 một lần nữa khối lớp này lại bị phân tán bởi vì có hai khu vực định cư cho đồng bào chiến nạn Bình Long tại tỉnh Long Khánh là Gia Rây và Rừng Lá.
Rồi đến tháng 4 năm 1975 lại phải tất bật bỏ lớp, bỏ trường một lần nữa chạy nạn để rồi không bao giờ được trở lại trường. Đại đa số các Anh Chị phải chấm dứt sự nghiệp học sinh của mình vào thời điểm cuối của " khối lớp 11 niên khóa 1975 ".
Theo tôi nên gọi nhóm này là Khối Lớp 11 năm 1975 là đầy đủ nhất, còn nếu gọi là khối lớp 8 năm 1972 thì ! có lẽ vô hình chung gây sự chia rẽ, thiếu kết đoàn, bởi vì trong thời điểm 1972 một số Anh Chị là học sinh lớp 8 của các trường Bồ Đề Quốc Tuấn, trường Vinh Sơn, trường trung học Lộc Ninh, trung học Chơn Thành chứ không hẳn nhiên là trường Trung Học Bình Long .
Xin mời xem những hình ảnh về buổi họp mặt .

( Bạn Dung đang bày tỏ cảm xúc nhân ngày họp mặt )

( Thầy Hoàng Lê Vũ ( thầy Quang) xúc động khi lần đầu dự họp mặt cùng học sinh thân yêu )

( Cô Nguyễn Thị Tuyết tâm sự cùng học sinh )

( hình ảnh thầy Hoàng Lê Vũ và cô Nguyễn Thị Tuyết)

( Thầy Hoàng Lê Vũ cùng các học trò )

( Cô Nguyễn Thị Tuyết và học sinh )

( Vui liên hoan )








( Món đặc sản : Rau Muống xào tỏi, Đậu hũ chiên giòn, Mì xào giá hẹ trong tiệc liên hoan, dành tặng riêng cho Bạn Kim Huê ở xa quê hương )



( Văn nghệ - Văn gừng )

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011

Xem Tranh của Trùm Phát Xít Adolf Hitler

Các quan chức ngành tư pháp người Thụy Điển đang chuẩn bị bán đấu giá các bức tranh được cho là do chính tay trùm phát xít Adolf Hitler vẽ.
Theo hãng tin Pravda (Nga), tiền thu được từ buổi đấu giá các bức tranh này sẽ được dùng để trang trải cho các khoản nợ của gia đình . Tên tuổi của "chủ nợ" không được tiết lộ. Trong trường hợp chứng thực các bức tranh này do chính tay Hitler vẽ, họ có thểthu về 15.000 USD cho mỗi bức.










Khi còn sống, Hitler đã không được Viện Hàn lâm nghệ thuật Vienna chấp thuận. Khi còn trẻ, trùm phát xít này từng kiếm tiền bằng cách vẽ tranh quảng cáo và bưu thiếp.
Ai cũng chỉ có thể tự hỏi là tại sao một người phải chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng triệu người lại có thể vẽ nên những bức tranh phong cảnh thanh nhã, màu sắc rực rỡ và những nhà thờ đẹp đến vậy.


( Bức tranh vẽ : Đức mẹ Mary và người con trai thần thánh Jesus Christ )







































Phong cách vẽ tranh của Hitler khá đa dạng, nhưng chủ yếu là với sơn dầu và màu nước nên rất khó để kiểm chứng tính xác thực về tác giả.

Sự trong sáng và bình yên trong các bức tranh của Hitler khiến cho người ta không thể hình dung ra tác giả lại là người gây nên cuộc chiến tranh Thế giới thứ 2 thảm khốc







.

























Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

Đặc Sản Tiến Vua

Nền ẩm thực phong phú của Việt Nam từ thời xa xưa đã sản sinh ra hàng trăm, hàng nghìn món ăn đặc sắc. Một phần nhỏ trong số những món ăn đó hưởng vị trí trang trọng đặc biệt khi được đưa vào cung đình để cung tiến các bậc vua chúa. Để được tuyển chọn, đó phải là những món ăn có giá trị dinh dưỡng cao và hương vị tuyệt vời hiếm thấy. Có thể nói, những món đặc sản tiến vua này là "vua" của các loại đặc sản.
Xin giới thiệu một số đặc sản nổi tiếng dùng tiến vua thời trước ở Việt Nam :

1. Bánh Phu Thê
Là nơi phát tích của vương triều nhà Lý, Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) thường được gọi là đất vua. Đây cũng vùng đất của một đặc sản nổi tiếng, đã được đưa vào tận kinh đô Huế để tiến vua, đó là bánh phu thê. Đúng như tên gọi của mình (phu thê nghĩa là vợ chồng), món bánh này không lẻ chiếc mà đi theo cặp. Phía sau những lớp là chuối, chiếc bánh hiện ra với lớp vỏ làm bằng bột nếp óng ánh màu vàng tươi. Nhân bánh là đỗ xanh giã nhuyễn, nhào đường, có thể cho thêm dừa.

2. Sâm cầm
Sâm cầm hồ Tây là món ăn nổi tiếng, đã đi vào câu ca dao “Dưa La, húng Láng, ngổ Đầm/Cá rô Đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây" của đất Thăng Long. Quan niệm dân gian cho rằng loài chim này di trú từ phương Bắc về phương Nam, chúng đào ăn nhân sâm trên đỉnh các núi cao ở Trung Quốc, Hàn Quốc nên được gọi là sâm cầm. Đó là lý do thịt Sâm cầm được cho là một món ăn đại bổ. Đây cũng là một món ăn khoái khẩu của vua Tự Đức. Tương truyền, làng Nghi Tàm bên hồ Tây được lệnh mỗi năm phải tiến vua 40-50 con chim Sâm cầm, nếu thiếu sẽ bị phạt nặng.

3. Cá Anh Vũ
Nếu Sâm cầm là niềm tự hào của hồ Tây thì cá Anh vũ là thương hiệu bất hủ của ngã ba sông Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ). Với những thớ thịt trắng, quánh và đặc biệt là khối sụn môi giòn sần sật, cá anh vũ được người sành ẩm thực cho là ngon hơn bất kỳ loài cá nào của sông nước. Vì vậy, từ xa xưa, cá anh vũ đã được dùng làm thức ăn tiến vua, được các bộ chính sử ghi lại. Cũng giống như sâm cầm hồ Tây, ngày nay cá Anh vũ đã gần như biến mất tại nơi vùng nước gắn với danh tiếng của mình.

4. Chè long nhãn
Sau mỗi bữa ăn đầy sơn hào hải vị, vua chúa ngày xưa tráng miệng bằng gì? Một trong những câu trả lời là chè long nhãn hạt sen phố Hiến (Hưng Yên). Nguyên liệu chính của món chè tiến vua này là những quả nhãn lồng phố Hiến, loại nhãn có hương vị thơm quý phái, cùi dầy, ăn giòn, ngọt hơn bất cứ các loại nhãn nào khác.

5. Gà Đông Tảo
Bên cạnh nhãn lồng, đất Hưng Yên còn có một đặc sản tiến vua đặc sắc khác là gà Đông Tảo. Là giống gà quý chỉ có ở huyện Khoái Châu, gà Đông Tảo còn được gọi là gà chân voi, đôi chân to sần sùi như chân voi, thân hình chắc nịch. Giống gà này rất khó nuôi, đòi hỏi phải kỳ công chăm sóc và gà càng già càng quý, thịt ăn thường có mùi vị thơm ngon đặc trưng không lẫn với bất kỳ loại gà nào.

6. Chuối ngự Nam ĐịnhVẫn còn được trồng cho đến ngày nay, chuối Ngự cho quả rất nhỏ, khi chín có màu vàng ướm như tơ tằm, mùi thơm ngát, vị ngọt thanh tao đầy quyến rũ....Tương truyền vào thời Trần, từ phủ Thiên Trường đến ngoài thành Nam Định, nhiều vùng là quê hương, thái ấp của vua quan nhà Trần. Cảm kích trước tài năng và đức độ của các bậc trị nước, dân thành Nam đã trồng một sản vật quý để dâng vua, đó chính là chuối ngự.

7. Cốm làng Vòng
Cốm làng Vòng, sản vật đặc trưng của đất Thăng Long đã nổi tiếng từ cách đây 1.000 năm, khi được đưa vào cung tiến các vua triều Lý.
Ngày nay, cứ mỗi mùa thu món ăn chơi làm từ lúa non này lại theo các gánh hàng rong ruổi khắp các phố phường Hà Nội. Cốm Vòng thường được mua về ăn với chuối chín hoặc nấu chè cốm. Đây cũng là nguyên liệu chính của bánh cốm Hàng Than, một món ăn cũng rất đậm chất Hà Nội.

8. Mắm tép Hà Yên
Mắm tép Hà Yên (huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) là một đặc sản quý và độc đáo ở vùng chiêm trũng xứ Thanh, thời xưa thường được dùng để tiến vua. Để làm loại mắm này, các chức sắc địa phải cử người đến tận khe Gia Giã, làng Cổ Đam (vùng Bỉm Sơn bây giờ) để đánh riêng một loại tép quý, là tép riu nhỏ, có mầu trong xanh. Khi nấu nước mắm cũng phải chọn người nấu giỏi nhất vùng. Khi hoàn thành mắm có ánh vàng, sóng sánh như mật ong,

9. Rau muống Linh Chiểu
Trắng nõn và mềm giòn như giá đỗ, hương vị hài hòa, rau muống Linh Chiểu (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) thời xưa rất được các bậc vua chúa ưa thích. Bởi vậy, giống rau này còn có tên gọi khác là rau muống tiến vua. Để bảo đảm chất lượng, việc chăm sóc rau rất kỳ công và vất vả, đất trồng rau phải nằm sát sông, được hưởng mạch nước sủi trong vắt và phù sa sông Hồng bồi đắp. Do việc chăm sóc phức tạp, hiệu quả kinh tế không cao, ngày nay giống rau đặc sản này đang dần bị mai một.

10. Yến sào
Được làm từ nước dãi của những con chim yến, yến sào (tổ chim yến) là một đặc sản có hương vị rất hấp dẫn và giá trị dinh dưỡng cao. Từ thời xưa, yến sào đã được khai thác tại các đảo Yến ở ngoài khơi tỉnh Khánh Hòa để cung tiến các vua chúa. Ngày nay, cơ hội thưởng thức sản vật này vẫn nằm ngoài khả năng của đa số người dân Việt Nam bởi giá thành của chúng rất cao, từ 50-60 triệu đồng/kg. Phần lớn yến sào khai thác được xuất khẩu để thu ngoại tệ.

Xin Lỗi......Ông.....Lầm...


Tháng 11 hằng năm ở Việt Nam vào ngày 20/11 là : " Ngày Hiến Chương Các Nhà Giáo " hay còn gọi là " Ngày Nhà Giáo Việt Nam ", đây cũng là dịp để mọi người thể hiện nghĩa cử trân trọng đối với Thầy, Cô và để tất cả ôn lại những kỷ niệm của một thời cắp sách, ký ức về hình ảnh người Thầy, người Cô là những dấu ấn sâu đậm trong mỗi chúng ta. Mong rằng những ký ức tốt đẹp ấy, sẽ là mãi mãi....
********************
Thầy còn nhớ con không… ? ”
Tôi giật mình nhận ra
Người đàn ông áo quần nhếch nhác
Người đàn ông gầy guộc,
Ngồi sau tủ thuốc, ven đường.

Thầy còn nhớ con không…?”
Câu lập lại rụt rè rơi vào im lặng
Hoa Phượng tháng Năm rơi đầy vỉa hè
Rụng xuống trên vai người thầy học cũ:

Không… xin lỗi… ông lầm…
Tôi chưa từng dạy học…
Xin thối lại ông tiền thuốc…
… cám ơn…


Cuộc sống cho ta nhiều quên – nhớ - vui – buồn;
Thầy học cũ muời năm không lầm được.
Thầy học cũ ngồi kia giấu mình sau tủ thuốc
Giấu mình trong hoa phượng rụng buồn tênh.

Còn biết nói gì hơn, đứa học trò tôn sư !
Người Thầy cũ lại chối từ kỷ niệm ;
Chối từ những bài giảng dạy con người đứng thẳng,
Biết yêu anh em - đất nước - xóm giềng....

Đứa học trò vào đời với trăm nghìn giông bão
Bài học ngày xưa vẫn nhớ mãi không quên.

Và chiều nay….bên hè phố im lìm
Vành nón sụp che mắt nhìn mỏi mệt
Câu phủ nhận phải vì manh áo rách ?
Giữa phố đông người quần áo bảnh bao !

Tôi ngẩn ngơ giữa phố xá ồn ào
Những đứa trẻ con tan trường đuổi nhau trên phố
Mười năm nữa đứa nào trong số đó
Sẽ gặp thầy mình như tôi gặp hôm nay

Thôi !
Cầu mong cho các em ngày mai
Không có kẻ nào nhận Thầy, được trả lời:
“… Ông lầm… xin lỗi…”