Niềm Vui Dâng Tặng Cho Đời,
Nỗi Buồn Xin Gởi Mây Trời Mang Đi

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Ngọc cổ Việt Nam

Xin mời xem những hiện vật bằng ngọc của triều Nguyễn Việt Nam .


Nghiên đựng mực bằng ngọc trắng xanh, thời Nguyễn

Gọng kính đeo mắt, bằng bạch ngọc.

Đỉnh có nắp, thời Nguyễn

Đỉnh có nắp, bằng ngọc xanh xám sẩm, thời Nguyễn

Đài thờ,cung đình Huế

Cối, chày giã trầu bằng ngọc kim sa và vàng, thời Nguyễn

Chậu bằng ngọc xanh, đồ vật trong cung đình Huế

Ấn Thận Đức, thời Nguyễn

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

Chuyện lạ .....có thật !

( Trích vn.news.yahoo.com)
Cộng đồng mạng đang xôn xao về trường hợp quyển sách Luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Hoa "có in bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc", đã tồn tại trên thị trường suốt sáu năm nay.

Thông tin này gây bất bình trong nhiều người. Ðây là quyển sách dạy tiếng Hoa, tác giả: Ngọc Huyên, do doanh nghiệp sách Thành Nghĩa liên kết xuất bản với Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành từ quý 4-2005 (giấy CNKHXB 316/1528 CXB cấp ngày 9-9-2005).

Sách bao gồm các bài khóa, hướng dẫn cách đọc tiếng Trung Quốc, qua đó người học làm quen với một số thông tin về đời sống học sinh, khí hậu các vùng, thói quen du lịch, các quan hệ giao tiếp, lễ kỷ niệm... của Trung Quốc. Nhưng tại trang 274, thuộc chủ điểm 2 của bài 17, phần giới thiệu các thông tin cơ bản của quốc gia Trung Quốc, sách in kèm một hình vẽ bản đồ Trung Quốc với cả đường lưỡi bò (đường chữ U đứt đoạn) thể hiện như một đường biên bao trùm các đảo.

Giới quan sát cho rằng đây là cách làm việc cẩu thả và tắc trách của người soạn sách và lãnh đạo Nhà xuất bản Thanh Niên - nơi cấp phép và chịu trách nhiệm nội dung sách này.

Xét trong bối cảnh quan hệ các bên ở biển Ðông, việc công bố bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc đang bị Việt Nam và các bên liên quan phản đối. Báo Tuổi Trẻ cũng từng dẫn lời thạc sĩ Hoàng Việt khẳng định đường lưỡi bò của Trung Quốc là "vô căn cứ" (Tuổi Trẻ ngày 3-9-2009). Do vậy, việc ấn phẩm của một nhà xuất bản Việt Nam lại thể hiện hình vẽ bản đồ đường lưỡi bò trong nội dung là đi ngược lại chủ trương bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

Và tại khoản 4, điều 10 Luật xuất bản Việt Nam năm 2004 có quy định những nội dung "xuyên tạc sự thật lịch sử" là một trong những hành vi bị cấm trong xuất bản.

LAM ĐIỀN

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

Nam mô A Di Đà Phật

Xin mời click vào tiêu đề !
Để thưởng ngoạn những công trình về Đức Phật .

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

THÔNG BÁO KHẨN CẤP

Các Bạn hãy gởi thông tin này cho mọi người cùng biết để tránh ngộ độc .

"Tuyệt đối không ăn Táo, Cam, Quýt, Lê, Nho,... các loại Hoa Quả nhập khẩu xuất xứ từ Trung Quốc". Ở bên đó, hệ thông thông tin : Đài phát thanh, đài phát hình đọc lệnh cấm Dân Trung quốc ăn, vì có chất gây " Phá Hủy Nội Tạng ".
Trung Quốc lập tức đẩy hàng sang Việt Nam bán. Tin chính xác được xuất phát từ Đại sứ quán Việt Nam ở Trung Quốc báo về. Mọi người chúng ta tuyệt đối cảnh giác với hoa quả xuất xứ từ Trung Quốc.
Qua thực tế cho thấy khách du lịch Trung Quốc sang Việt Nam cũng không dám ăn hoa quả của chính nước mình sản xuất.
Gửi hãy tin nhắn này đến Tất Cả Bạn Bè Của Bạn.
(Trích nguồn " nhotrunghocbinhlong@googlegroups.com")

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Chuyển ảnh đến "thanhnguyenaa09gmail.com

Đây là hình ảnh con trai của Đ/u Nguyễn Văn Thành " ở Tiểu khu Bình Long trước 1972"
Tên : Nguyễn Hải Bằng hiện ở tại địa chỉ : Tổ 17, Ấp 1, Xã Minh Hưng, Huyện Chơn Thành,Bình Phước .(số điện thoại : 0949292047 )



Đã mất liên lạc từ năm 1975, mong được liên lạc với cha, hiện đang định cư tại Hoa Kỳ. Mong các Bạn chuyển giúp thông tin này, giúp cho Cha con được đoàn tụ .
Xin cám ơn.
Ngô Việt Sương

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

Tùy bút : Mùa Đông Bình Long 1972 (24)


(Nội ô xã Tân Lập Phú )
Chúng tôi đi theo đường Nguyễn Huệ trở vào Thị xã, đến khu vực Ty Thuế Vụ nhóm chúng tôi rẽ theo đường Nguyễn Trung Trực để xuống khu vực Trụ sở Nghiệp Đoàn Lao Công Tỉnh, Ủy Ban Hành Chánh Xã Tân Lập Phú, Chợ Bình Long, cũng như tất cả các con đường trong Thị xã, ở đây cũng ngổn ngang xác xe tải đủ loại bị cháy đen, nhà cửa bị bom đạn tan hoang. Góc ngã tư Nguyễn Trung Trực - Đinh Tiên Hoàng bên phải là Trụ sở Nghiệp Đoàn Lao Công thời đi học tôi hay gọi là “ Nhà Đầu Trâu” chỉ còn được cái nền , bên trái là dãy nhà xe Lưu Thông, Thái Lợi và cuối dãy là tiệm chụp hình Nguyễn Hà bên kia ngã tư đường Hùng Vương là nhà Ông Đổng Văn Tư, tất cả đã bị đạn pháo sập tan hoang, hàng cây bã đậu phía trước dãy nhà bị rất nhiều vết đạn nhưng vẫn xum xuê cành, lá .
Đi qua ngã tư nhìn bên phải là Nhà Máy Điện Thị xã do Công Ty Điện Lực Việt Nam xây dựng, những cỗ máy phát điện có công suất lớn, chuẩn bị đưa vào hoạt động thì chiến cuộc xảy ra. Nhà máy và những cỗ máy bị đạn pháo cháy, hư hỏng hoàn toàn.
Bên trái ngã tư là Ngân Hàng Phát Triển Nông Thôn Bình Long chỉ còn lại khung nhà, Quán Cơm Xã Hội nơi giúp đỡ cho biết bao nhiêu người dân nghèo có đủ cơm no cũng cùng chung số phận. Bên phải con đường là Trụ sỏ Ủy Ban Hành Chánh Xã Tân Lập Phú, hai trụ cổng vào xây bằng đá balon còn nguyên vẹn. Chúng tôi đi vào trụ sở, ở đây có một đơn vị Nghĩa Quân Chi Khu An Lộc trú đóng, nóc căn nhà trụ sở bị đạn pháo tơi tả nhưng vẫn còn nguyên khung nhà. Ở mặt trận này tôi nhận thấy : Trong nội ô Thị xã chỉ có những đơn vị phục vụ và yểm trợ, còn các đơn vị chủ lực và địa phương chiến đấu đều nằm chốt ở bên ngoài các tiền đồn chung quanh Thị xã. Sát bên cạnh Trụ sở Ủy Ban Hành Chánh Xã Tân Lập Phú là nhà máy phát điện cũ của Thị xã cũng bị đạn pháo hủy diệt, Chi Cảnh Sát Quận An Lộc kế bên đã trở thành một chốt phòng thủ của quân trú phòng.
Chúng tôi ghé vào thăm đồn lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến 302 Bình Long nằm ngay góc ngã tư đường Nguyễn Trung Trực - Ngô Quyền, đây là một trong những cứ điểm bị xe tăng và bộ binh đối phương tấn công và cũng là đơn vị bắn hạ những chiếc xe tăng T54 đầu tiên khi đối phương tiến vào đánh Thị xã trong ngày 12/6/1972. Sau đó cứ điểm bị thất thủ, đối phương chiếm giữ làm cứ điểm đặt súng SKZ 57 – 75 – 82 m/m bắn vào các cao điểm và lực lượng phòng thủ, chiến đầu trong Thị xã, gần cuối tháng 4/1972 mới được Lực Lượng Biệt Kích Dù 81 tái chiếm và giữ cho đến ngày Thị xã được giải tỏa.
Sĩ quan chỉ huy lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến ở đây tâm sự với chúng tôi : “ Đơn vị CSDC của Bình Long hiện nay chỉ còn duy nhất một trung đội đang hoạt động tại quận Chơn Thành, còn lại tập trung ở đây vì Lộc Ninh và An Lộc không còn địa bàn, có thể đầu năm 1973 toàn bộ lực lượng CSDC và Ty CSQG Bình Long sẽ chuyển về Gò Đậu Bình Dương vì nơi đó hiện đang là Trại Tạm Cư của dân Bình Long, còn Thị xã sau này sẽ chuyển giao lại cho Bộ Tư Lệnh Mặt Trận cai quản .Chúng tôi ăn cơm trưa cùng với đơn vị CSDC, khẩu phần là những bịch lương khô dành cho lực lượng bán quân sự màu xám. Ở đơn vị này tôi gặp rất nhiều người quen là cư dân ở Bình Long. Chiếc xe Jeep lùn của vị Thiếu tá chỉ huy phó Chi Khu An Lộc chạy vào sân đồn, nhìn thấy hai người lính cùng đi mang theo hoa tươi và nhang đèn. Tôi hỏi mấy Quân nhân Cảnh sát: “ Bộ Thiếu tá đi lễ chùa hay sao ?
Những người lính tâm sự cho chúng tôi biết về hoàn cảnh vô cùng thương tâm của gia đình vị Thiếu tá Chi Khu Phó An Lộc : “ Vào những ngày đầu của cuộc chiến, đối phương chưa có được những tọa độ của các điểm quân sự, nên đã nả đạn pháo 130 m/m vào những khu dân cư, nhằm gây hoang mang trong dân chúng, cũng như để điều chỉnh tọa độ. Trong những đợt pháo kích ấy, gia đình của Thiếu Tá Vẫn Chi Khu Phó An Lộc đã bị một loạt đạn 130 m/m gây ra cảnh tang thương cho gia đình : Vợ ông và một đứa con thơ bị chết, một con gái bị thương rất nặng vào xương sống khả năng sẽ bị liệt vĩnh viễn, còn lại hai đứa con gái còn nhỏ.
Chúng ta đã từng được xem và đọc cũng như được nghe những giai thoại trong điển tích xưa về vị tướng Phạm Công khi ra trận chiến đấu cùng với quân giặc Sầm Hưng, trên vai còn địu hai con thơ và quách hài cốt cùa vợ là Công chúa Cúc Hoa, những tưởng chỉ có trong truyện cổ tích mơi có…..!
Nhưng thời nay…có lẽ không nơi nào trên thế giới, hay bất cứ một mặt trận nào mà lại có cảnh : Người sĩ quan vừa chỉ huy binh sĩ chiến đấu chống lại đối phương quyết giữ vững trận tuyến, lại vừa phải lo chăm sóc cho con thơ dại trong những ngày xảy ra chiến sự ác liệt nhất, như vị “ Thiếu tá Vẫn “ Chi Khu Phó An Lộc, chỉ ở Bình Long mới có cảnh thương tâm như vậy….!
Anh chị em trong đoàn chúng tôi cùng đi theo người quân nhân đến viếng mộ người đã khuất. Mộ phần của phu nhân vị Thiếu tá được lập ngay giữa căn phòng khách của chính ngôi nhà gia đình của ông, tọa lạc trên đường Ngô Quyền “ gần tiệm sửa radio Tiếng Thanh”, tôi nhìn bia mộ có giòng chữ : “ Nơi an nghỉ của vợ hiền : Vũ Thị Lan….”
Đường đường là một võ quan dũng mãnh trước trận địa, hiên ngang đối mặt với quân thù nhưng trong giây phút này bên cạnh mộ người thân, lại trở nên yếu mềm, mặt dầy những giọt nước mắt đau thương. trong cơn xúc động ông tâm sự với chúng tôi : “ Cuộc chiến khốc liệt này đến hôm nay chưa biết đến bao giờ mới kết thúc, chỉ sợ rằng nếu tôi cũng như bao người lính ngã xuống thì thật không may cho những đứa con của tôi chúng còn quá nhỏ dại lại phải gánh chịu cảnh mồ côi mất mẹ lẫn cha “ .
Một không khí cô tịch. Im ắng chung quanh chúng tôi ! Mặc dù trong thị xã vẫn có tiếng nổ đì đùng của súng đại bác, chúng tôi xin phép được thắp nhang cho người quá cố. Tôi hỏi thăm tình hình các cháu con của ông, được biết cháu gái bị thương sau khi tình hình mặt trận ở thị xã có giảm đã được trực thăng chuyển về Bình Dương và Sàigòn. Hiện cháu đang được một tổ chức thiện nguyện của Tây Đức chăm sóc tại Biệt thự Êm Đềm khu vực ngã tư Bình Hòa Gò Vấp, sau này sẽ đưa cháu ra điều trị ở Tàu Bệnh Viện ngoài biển nhưng khả năng phục hồi để có thể tự đi lại thì chưa biết., còn lại hai cháu gái thì phải gởi nơi Ông Bà Nội, Ngoại hai bên cùng chăm sóc….. !
Nhìn ngôi nhà bị đạn pháo tan hoang chỉ còn là đống gạch vun, nhìn ông chăm chỉ nhổ những cây cỏ dại mọc bên nấm mộ. Tôi chạnh nghĩ : May mắn là ông còn ở lại Bình Long nên có đôi thút thời gian rảnh rỗi là chạy về chăm sóc cho mộ phần, rồi chút nữa đây ông lại phải đi vì nhiệm vụ và những công việc phải cần đến ông, không biết còn có bao nhiêu cảnh tình như vị Thiếu tá trên mảnh đất này.
Thương cảm quá Bình Long ơi ! Ngày 21 tháng 12 năm 1972
(Còn tiếp )