Niềm Vui Dâng Tặng Cho Đời,
Nỗi Buồn Xin Gởi Mây Trời Mang Đi

Thứ Sáu, 12 tháng 3, 2010

THBL-6869: Thư ngắn tình nhiều

Ngoan và các bạn thân mến !
Hôm qua mình có vô nhà Sương, đọc qua các trang bài của các bạn, mình vui lắm. Vì chúng ta vẫn quây quần bên nhau như những năm còn học tại THBL và vui sống trên mảnh đất Bình Long nhiều đau thương nhưng giàu thân thương !
Nhân có trang blog THBL6869 mình xin chúc cho gia đình 6869 luôn vui vẻ và phát đạt, qua trang blog các bạn nên thường xuyên thông tin cho bạn bè nhé !
Thôi chúc sức khỏe tất cả các bạn !
Trần Đại Thắng

Thứ Tư, 10 tháng 3, 2010

Tục lệ Tết !

" Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Trên phố đông người qua…

Phong tục ngày Tết

Từ xưa đến nay, người dân Việt quanh năm thường làm ăn vất vả, ít khi nghỉ ngơi, nhiều người còn phải sống xa quê hương. Chỉ có những ngày Tết là dịp để mọi người đoàn tụ gia đình và chơi xuân.

vì vậy việc chuẩn bị cho ngày Tết được tiến hành rất công phu, thường bắt đầu từ tháng chạp. Nhà nào cũng lo mua gạo nếp, đậu xanh để gói bánh chưng, bánh tét và mua muối, gia vị để đầy đủ trong nhà, chuẩn bị cho những bữa ăn ấm cúng bên gia đình. Nhiều gia đình còn muối dưa hành, làm củ kiệu.

Tết bắt đầu của một năm mớị, với tất cả niềm vui và hy vọng về mọi điều tốt lành. Trước Tết, nhà nào cũng dành thời gian lau quét, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, lau chùi bàn thờ, đánh bóng lư đồng, trang trí nhà cửa thật đẹp (với câu đối, cây hoa, tranh…) để đón Tết, chuẩn bị đồ ăn (bánh chưng, bánh tét, giò, chả, dưa chua, mứt tết, hạt dưa, các loại trái cây...), đồ uống (rượu, trà..) đầy đủ cho ba ngày Tết.

Có rất nhiều phong tục Tết được dân ta truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và mỗi địa phương có một số phong tục đặc sắc riêng. Tuy nhiên, mỗi người con đất Việt hầu hết đều gìn giữ một số phong tục chính, mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc.


Tục gửi thiệp chúc Tết


Đây là phong tục mới có trong thời hiện đại. Thiệp chúc Tết thường có màu sắc tươi sáng, như màu vàng, hồng, đỏ... với hoa mai, hoa đào, dưa hấu, bánh chưng, bánh tét, câu đối, em nhỏ… Câu chúc tết phổ biến nhất vẫn là “ Chúc mừng năm mới ”, “ An khang - Thịnh vượng”, “ Vạn sự như ý ”…


Tục cúng ông Táo (hay còn gọi là Táo Quân, Vua Bếp)


Người ta thường mua hai mũ ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy ”) để làm phương tiện cho “ Vua bếp” lên chầu trời.

Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình ở hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12 giờ trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.

Từ Nghệ An trở ra bắc, người ta thường mua cá chép sống về cúng rồi thả xuống sông, hồ hoặc thả vào giếng, nuôi cá cho đến lớn để cá trông coi gia đình luôn thịnh vượng, con cháu được đỗ đạt, làm ăn được hanh thông. Có gia đình quan niệm nên phóng sinh để cá hóa thành rồng đưa ông Táo lên trời.

Riêng vùng Nam Trung Bộ trở vào thì tục lệ này có phần khác, theo quan niệm của họ, để tỏ lòng biết ơn các Táo, họ có thể dâng hoa quả, kẹo, bánh mứt... miễn là đồ ngọt, là cây nhà lá vườn chứ không cần cầu kì, mà chỉ cần lòng thành. Đặc biệt ở các tỉnh nam trung bộ thường có bánh cốm làm bằng bột nếp rang nở, ở miền nam là món bánh mè hay còn gọi là “ thèo lèo ”.

Tục tặng quà Tết, sắm quần áo mới cho trẻ con

Trước Tết, người Việt thường chuẩn bị quà tết để biếu ông bà, cha mẹ, hay những ân nhân của gia đình. Ngày nay, quà tết thường được gói với những hoa văn đẹp mắt để tặng "sếp", đối tác. Quà tết thường là đồ thực phẩm có thể ăn, uống được trong dịp tết như: trà, bánh kẹo, rượu, sôcôla…

Ngoài ra, trẻ con cũng thường được cha mẹ mua cho quần áo mới, đẹp để mặc tết, thường chọn mua quần áo hơi rộng để mong các em lớn nhanh, khỏe mạnh.


Tục cúng giao thừa


Diễn ra vào thời điểm giao nhau giữa năm cũ và năm mới, khoảng từ nửa đêm hôm ba mươi đến một giờ sáng mùng một. Đồ lễ thường được bày trên bàn thờ ngoài sân, vườn. Người Việt tin rằng mỗi năm có một ông " Hành Khiển ", coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao cho thần kia, nên làm lễ cúng tế để tiễn đưa ông cũ và đón ông mới.


Tục cúng tổ tiên, ông bà


Thường vào sáng ngày mùng một, hoặc nhiều gia đình miền Trung cúng cả ba ngày Tết. Đồ cúng gồm có “hương, đăng, hoa, quả : ” (nhang, đèn cầy - nến, bông - hoa tươi, trái cây tươi), đồ ăn cần có: bánh chưng - bánh tét, thịt kho (hay cá kho), dưa giá, chả lụa...; đồ uống cần có: rượu, trà.

Ngoài ra, ở nhiều gia đình còn mua 2 cây mía (còn nguyên ngọn) để ông bà, tổ tiên có thể dùng như cây gậy khi đi về thăm con cháu.


Tục đi thăm viếng, chúc Tết


Mùng một thì tết nhà cha
Mùng hai tết mẹ (vợ), mùng ba tết thầy


Câu ca dao trên hàm ý chúc tết gia đình và bà con theo thứ tự thời gian. Theo đó, mùng một đến nhà cha, hay nhà nội để chúc tết, mùng hai đến nhà mẹ, hay nhà vợ, nhà ngoại để chúc tết và ngày mùng ba đến nhà thầy cô giáo (cũng có nghĩa là ngày để hội ngộ cùng bạn bè cũ).

Đây là quan niệm truyền thống, ngày nay cũng có nhiều người không còn theo thứ tự trên nữa, mà tùy thuộc vào thời gian, hoàn cảnh và điều kiện cho phép, vì có thể gia đình cha mẹ hai bên ở xa nhau.


Tục mừng tuổi (lì xì)


Người Việt trước tết thường đổi một ít tiền mới ( tiền giấy và tiền xu ) và chuẩn bị sẵn các phong bao màu đỏ ( màu đỏ là màu may mắn) để lì xì cho trẻ em và mừng tuổi cho người già vào dịp Tết.

Trước đây người Việt thường không có thói quen tổ chức sinh nhật, nên chỉ khi đến năm mới thì mọi người mới được coi là thêm một tuổi. Do đó tục lì xì ( mừng tuổi ) ra đời, tiền lì xì ( mừng tuổi ) là tiền may mắn nhằm mong cho trẻ em hay ăn chóng lớn, còn người già thì càng thêm thọ.

Lì xì để xua đuổi điều xấu, cầu may mắn cho trẻ nhỏ trong năm mới là một điều nên làm, nhưng ngày nay phong tục này ít nhiều bị bóp méo khi một số người quá đặt nặng giá trị vật chất của các phong bao lì xì, hay xem đó là một cơ hội để " biếu xén " cha mẹ chúng hơn là mừng tuổi cho trẻ nhỏ.


Tục chọn ngày lành để làm việc


Từ ngày mùng hai Tết trở đi, người ta tùy theo công việc của mình mà chọn ngày lành để bắt đầu làm việc. Người thì chọn ngày khai bút, người thì chọn ngày mở cửa hàng, người thì chọn ngày xuất hành...

Ngày đầu làm việc thường là mọi người gặp gỡ và chúc nhau những điều tốt đẹp trong năm mới. Ở các công ty, lãnh đạo công ty thường lì xì cho toàn thể nhân viên và cùng nhau trò chuyện về những việc sẽ phấn đấu trong năm mới.


Tục đi lễ chùa và hái lộc


Sau khi cúng giao thừa xong, nhiều ngườiđi lễ ở chùa, đền, miếu... để xin Phật, Thánh, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình cả năm được mạnh khỏe, bình an và mọi sự như ý.Đặc biệt, họ thường đến chùa hái (hay “xin”) lộc. “Lộc” nghĩa là chồi, lá non nhưng nó cũng đồng âm với từ “tài lộc” nghĩa là “tài sản, thịnh vượng, giàu có” về mặt vật chất và đây mới là lý do chính khiến nhiều người vẫn rất tin vào tục lệ này.Sau khi hái (hay “xin”) lộc xong, người Việt thường treo lộc đó trong nhà và để khô cho đến hết năm đó.

NVS

(tổng hợp

Tình yêu

Tình yêu như thể rút thăm,
Rút trúng thì sướng, rút nhầm thì đau.

Tình yêu như thể đi câu,
Anh nào chai mặt ngồi lâu mới tài.

Tình yêu như thể quan tài,
Mới lanh quanh ở bên ngoài đã run.

Tình yêu như thể dây thun,
Lúc co, lúc giãn, lúc còn đứt ngay.

Tình yêu như thể ông say,
Lúc nào cũng tưởng đang bay trên trời.

Tình yêu như thể điểm mười.
Có học cho hết cả đời vẫn mong.

Tình yêu như thể đuôi công.
Trông thì đẹp đấy nhưng không ra gì.

Tình yêu như thể bánh mì,
Tây ta đều thích bởi vì nó ngon!

Tình yêu như thể thỏi son,
Sinh ra chỉ để làm mòn cái môi.


Yêu là không hối tiếc

Có lỗ tai mà như điếc
Yêu phải biết cương quyết
Nồng nàn và kịch liệt
Yêu là phải chịu thiệt
Xài tiền không được tiếc
Yêu cho tới sức tàn lực kiệt
Cho tới khi tứ chi bại liệt
Miễn cái chi cần là không liệt
Yêu dzậy mới là yêu…thiệt !

Định nghĩa sống :
" Phải " để luôn sống và làm theo lẽ phải,
" Thật " để luôn sống thật,
" Nhẫn " để tha thứ,
" Tâm " để yêu thương.
Tóm lại : Làm người sống trên đời này " Phải Thật Nhẫn Tâm " thì mới sống được !!!.

Ngô Việt Sương

Mẹo vặt !

Quí ngài mày râu thân mến còn chần chừ gì nữa mà không tặng một món quà dành cho người phụ nữ của lòng mình? Tuy nhiên, hầu hết phái đàn ông đều phải đối mặt với khó khăn khi chọn quà, vì để tặng nàng món quà vừa hợp ý, hợp tình, hợp túi tiền thì thật không đơn giản chút nào, xin hiến quí ngài bí quyết nhỏ để có món quà thật ưng ý. Hoa không thể thiếu trong cuộc sống và nhất là trong những dịp lễ quan trọng. Tặng hoa là cách thể hiện sự quan tâm đến mẹ, chị em gái và người "trong tim" của bạn. Đối với những bạn gái, họ cảm thấy rất hạnh phúc và vui khi được ai đó (nhất là người yêu) tặng hoa cho mình. Tùy vào sở thích của người được tặng, tuy nhiên hoa hồng đỏ vẫn là sự lựa chọn số 1.


Tự thân !

Tôi như người mộng du
Sống cuộc đời bềnh bồng
Nhìn quanh đời quạnh hiu
Buồn rơi theo năm tháng
Chết trên lưng tháng ngày
Tôi như loài cỏ dại
Tôi như loài cỏ dại
Suốt một đời chênh vênh
Suốt một đời buồn tênh
Em có thương thì xin
Chút hiền ngoan thật lòng
cõi đời này là những đam mê
những chia ly
những đớn đau lẻ lo

Nhớ mênh mông tình vẫn không đời...đời
Tôi như dòng sông cạn
Uốn quanh đời mệt nhoài
Cuốn theo dòng nghiệt ngã

Buồn rơi theo năm tháng
Úa trên lưng tháng ngày
Tôi mang hồn cỏ dại
Ngây ngô tự hỏi lòng
Bỗng một ngày thiên thu
Sống một đời phù du

NVS 25022010

Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2010

Hãy Để Cho Tôi Một Lần Yêu

Hồi đó tôi và em vô tư đón nhận tình yêu mà không một chút trăn trở,

nghĩ đó là chuyện bình thường của biết bao người. Em thường nói với tôi :

“ Em yêu tôi vì đầu óc tôi toàn cát, sỏi, xi măng “, Còn em thánh thiện như một thiên thần.

Ngày Valentine tôi tặng em một hoa hồng đỏ thắm. và nói: “Tình yêu anh dành

cho em là duy nhất và luôn nồng nàn”.và tôi muốn hét lên thật to cho cả thế giới biết tôi đang

hạnh phúc như thế nào. Tôi lúc nào cũng bận rộn. Những ngày cuối tuần, lễ tết, tôi thường

không có thời gian dành cho em. Nơi tôi làm cách chỗ em ở 5 cây số, thỉnh thoảng vào

những ngày nghỉ, những buổi chiều đi làm về nhớ em. Tôi thấy lòng mình xốn xang…..

Ngày tôi ngỏ lời cầu hôn. em bật cười hồn nhiên, đêm đó tôi và em đi bên nhau . Khi đưa em về, lần đầu tiên từ ngày yêu nhau, tôi nhận được lời chúc: " Ngủ ngon nhé tình yêu của em ”.


Hãy để cho tôi một lần yêu

Nhuốm yêu thương cháy cả tinh cầu

Gom cả thế gian vào nhung nhớ

Mãi mãi bên người dẫu bể dâu.

Hãy để cho tôi một lần yêu

Trả lại trong tôi mối tình đầu

Trắng trong dẫu vùi trong bảo táp

Thánh thót dù cho ngấn lệ sầu.

Hãy để cho tôi một lần yêu

Bằng trái tim khô ngấm mưa rào

Bằng cả hồn thơ đang ứa nhựa

Bằng trời yêu dấu những khát khao.

Hãy để cho tôi một lần yêu

Giữ chút niềm tin thật nhiệm màu

Tìm trong sợi nhớ tình ấp ủ

Để biết rồi mai sẽ bên nhau .

NVS 122009

Tình Em !



Suy Tư !

Tình Em !



Anh với em chưa thành hai thế hệ
Dù rằng anh thì kể cũng hơi già
Nhưng biển tình rộng lớn bao la
Anh sáu mươi cũng không cách ngăn ta lại
Anh biết không em vẫn thường sợ hãi
Lo người đời sẽ dè bỉu săm soi
Họ trố mắt khi thấy ta chung đôi
Hì ... kệ họ em không màng chi cả
Anh cũng như loài hoa thơm cỏ lạ
Như gió mây như bão táp cuồng phong
Như sương đêm làm cho em " phải lòng "
Em muốn nói " em yêu anh nhiều lắm "
Khi em bước vào đường đời muôn dặm
Đón gió xuân của lứa tuổi đôi mươi
Anh đến bên nhẹ nhàng nở nụ cười
Đưa em vào mê cung thời thiếu nữ
Anh thân yêu tình em là bất tử
Dù thời gian làm tóc anh bạc nhiều
Anh đừng lo , tóc bạc em cũng yêu
Yêu luôn cả khi anh già anh yếu

Vợ của anh





































Nhớ

" Một lần nào cho tôi gặp lại Em
Nghe Em nói Em vui một lần
Một lần nào cho tôi gặp lại Em
Còn chút tình đốt hết một lần..."

( Vũ Thành An )

Trời quê người có lạnh lắm không em ?
Anh tự hỏi rồi trả lời lặng lẽ
Chắc đông sang có tuyết rơi nhè nhẹ
Chốn hàn băng khiến em bước lạc dòng
Em đừng buồn nhé,lòng anh đau quặn
Anh tự hiểu những gì là không thể
Ừ không thể ! Ừ thì anh mặc kệ
Có thể nào quên được dễ đâu em !
Anh vẫn mơ dù giấc mộng chẳng thành
Mơ có em, mái nhà tranh nho nhỏ
Mỗi chiều về tím lòng nhìn hoa vỡ
Hoa vỡ màu tình ta cũng vỡ tan .
Khóc mà chi giọt nước mắt muộn màng
Chuyện dĩ vãng hãy để trôi theo gió
Anh sẽ quên một mối duyên nặng nợ
Trả xong rồi để anh có ngày mai ?!!

Tặng Quỳnh Như nơi xa

06032010

Ý NGHĩA CỦA HOA HỒNG

Chỉ cần những hành động, những cử chỉ tưởng chừng như rất nhỏ nhưng họ có thể gửi gấm tình cảm chân thành nhất của mình cho người phụ nữ mình yêu thương nhất. Những cành hoa hồng có thể thay lời bạn gửi đến những người phụ nữ tình cảm chân thành nhất. Hãy cùng khám phá ý nghĩa của loài hoa này nhé

Hoa hồng nói chung mang một ý nghĩa cho tình yêu và tôn vinh hạnh phúc. Hoa hồng gai thể hiện sự biết ơn của người tặng dành người nhận. Hoa hồng đỏ tượng trưng cho một tình yêu mãnh liệt, đậm đà và sự hạnh phúc. Còn hoa hồng trắng dành cho một tình yêu thật trong sáng và cao thượng.

Hoa hồng đỏ cho một tình yêu mãnh liệt

Hoa hồng trắng cho một tình yêu trong sáng

Hoa hồng BB dành cho những người mới yêu nhau

Hoa hồng nhung lại dành cho một tình yêu say đắm và nồng nhiệt.

Hoa hồng vàng mang một ý nghĩa không tốt vì đó là điềm báo cho một mối quan hệ đang xấu đi.