Niềm Vui Dâng Tặng Cho Đời,
Nỗi Buồn Xin Gởi Mây Trời Mang Đi

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

CUNG CHÚC TÂN XUÂN



Tục Kiêng Cữ Ngày Mùng Một Tết :
Quan niệm vào ngày mùng một tết là ngày đầu tiên trong năm, nếu mọi việc diễn ra tốt đẹp thì cả năm sẽ trôi chảy, thuận lợi. Bởi vậy, vào ngày mùng một Tết, người ta chúc mừng nhau những điều hay. Ngoài ra người dân còn kiêng cữ một số việc như sau:
- Kiêng quét nhà. Nếu quét thì vun rác vào góc nhà. Sang sáng mùng hai, mùng ba mới hốt đi vì sợ " Thần Giữ Của " theo rác ra đi.
- Kiêng cho lửa, vì lửa tượng trưng cho “vận đỏ”, “may mắn”. Cho lửa là cho đi sự may mắn
- Kiêng làm vỡ ly chén, tô, đĩa vì sợ sự đổ vỡ.
- Kiêng chửi mắng đánh đập con cái để mong cả năm yên ổn, thuận hòa.
- Kiêng đòi nợ, vay nợ vì nếu phải trả nợ vào ngày mồng một thì sẽ mất mát, thua thiệt quanh năm
- Kiêng nói những câu “ mất ”, “ chết ” để khỏi diễn ra sự mất mát, chết chóc trong cả năm.
- Kiêng khóc than để tránh sự ảm đạm trong cả năm.
- Kiêng để đèn thắp trên bàn thờ hết dầu vì như vậy có nghĩa là cuộc đời sẽ tàn lụi.
- Kiêng cho mượn đồ vật dụng vì đấy là hình thức “ trao của ”, hệt như việc trả nợ.
- Kiêng ngồi giữa cửa vì sợ cản trở sự trôi chảy, trót lọt của gia đình
- Người gia đình có tang không được đến chúc tết người khác vào ngày mùng một vì sợ đem sự rủi ro tới cho gia chủ và giảm lòng hiếu thảo với người đã khuất.
- Kiêng đi vào giờ xấu. Giờ “ xuất hành ” phải là giờ hoàng đạo và khi đi phải chọn hướng tốt mà đi.

Nghe Nhạc Xuân ( Thu âm trước 1975 )

Xin click vào tiêu đề

TỤC CÚNG GIAO THỪA VÀ NGÀY MÙNG MỘT TẾT

CÚNG GIAO THỪA

( Ngày tết, nhà nào cũng làm mâm cỗ tết cúng tất niên, bữa cơm đón năm mới, cúng giao thừa. Trong nhiều thức của mâm cỗ Tết, không thể thiếu con gà luộc, đĩa xôi gấc, các thức nấu như món măng, món bóng, món nộm ( gỏi ).

Trong cuốn “Việt Nam phong tục” của cụ Phan Kế Bính có viết về “ Lễ Cúng Giao Thừa “.
-” Tục ta tin rằng mỗi năm có một Ông Hành Khiển coi việc trần gian, hết năm thì Thần nọ bàn giao công việc cho Thần kia, cho nên cúng tế đêm giao thừa là để tiễn ông cũ và đón ông mới ”. Đó là ý nghĩa của việc cúng giao thừa ngay vào lúc trừ tịch (0 giờ ngày mới, tháng mới, năm mới), nhiều gia đình tổ chức rất long trọng, các đình chùa, miếu mạo cũng chuẩn bị thật trang nghiêm nhằm tống cựu nghinh tân.
Khi cúng giao thừa, bàn thờ được lập giữa trời chứ không phải trong nhà. Có nơi cúng các hoa quả ngày tết, có nơi cúng mặn. Ngày xưa, lễ vật thường gồm một đầu heo hoặc con gà, bánh chưng xanh, bánh kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu và giấy tiền vàng bạc, đôi khi có thêm áo mũ của Vị Hành Khiển năm mới.
Khi đúng nữa đêm, các nơi đánh chuông đánh trống, còn tại mỗi gia đình chủ nhà thắp 3nén nhang (có người dùng 3 cây nhang đại, cháy cả ngày chưa tàn) khấn vái trời đất, khấn vái Ông Hành Khiển mới, xin cho gia đình được một năm may mắn và những vận rủi sớm đi qua.
Theo quan niệm dân gian mỗi năm có một Ông Hành Khiển, qua báo chí ta vẫn thấy Vị Hành Khiển của năm mới mang tên 1 trong 12 con giáp (theo đúng năm được gọi tên), người xưa gọi là Thập Nhị Hành Khiển Vương Hiệu. Vị Thần Cai Quản trong năm được gọi là Dương Niên Chi Thần. Mỗi Chi Thần này còn có một Phán Quan giúp việc ( Vị Thần Hành Khiển trong năm lo việc thi hành những mệnh lệnh trên thượng giới, trình lên Ngọc Hoàng Thượng Đế những việc đang điều hành, còn vị Phán Quan lo ghi chép công tội của mọi gia đình, mọi địa phương v.v..)

TỤC HÁI LỘC

( Thuở nhỏ tôi thường nghe câu “hái lộc đầu xuân”, nhưng chẳng biết hái lộc như thế nào, và vì sao lại đi “hái lộc”? Cho đến khi tôi được tiếp xúc với các cụ thì câu chuyện hái lộc đầu xuân tự nhiên vỡ lẽ. Tôi bắt đầu “ăn theo” nét văn hoá đó, coi như một nghi thức để bước vào mùa xuân đầy ý nghĩa trong cuộc đời.)

Sau giao thừa, người Việt thường có một cuộc “du xuân” để cầu may mắn. Người ta thường đến đền, chùa để làm lễ. Khi ra về ngắt một cành hoa hoặc một nhánh cây gọi là “ hái lộc ‘. Về nhà, cành lộc thường đuợc trưng tại gian nhà chính và gìn giữ trọn một năm mới bỏ đi. Người Việt chúng ta tin tưởng rằng việc hái lộc để lấy may. Cành lộc thường là cành đa, cây đa lại là cây sống rất lâu. Chọn cành đa là họ mong muốn sẽ trường thọ, nhiều tiền bạc, đông con nhiều cháu.

TỤC XÔNG ĐẤT

( Tục xông đất là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt ngày Tết. Về thực chất, tục xông đất chuyên chở khát vọng về sự thịnh vượng, an khang và người xông đất như một dấu hiệu để người ta giải đoán trước hậu vận của năm đó.
Tết Nhâm Thìn này gia đình bạn sẽ chọn người tuổi nào xông đất để nhà mình được may mắn cả năm ? )
Còn tôi xin mời các Bạn trong ngày đầu năm và những ngày Tết xông đất ( blog ) của tôi nhé

Vào ngày mồng một Tết, ai là người bước chân vào đất hoặc nhà người khác đầu tiên được cho là người “ xông đất – xông nhà “. Theo quan niệm, người xông đất là người có ảnh hưởng sâu sắc đến vận mệnh của gia chủ trong một năm. Nếu người xông đất tốt thì mọi việc trong năm sẽ thuận buồm xuôi gió, ngược lại, người xông đất xấu sẽ gặp rủi ro.
“Xấu” và “Tốt” ở đây có nghĩa là hợp duyên hợp vía. “Duyên” và “Vía” ở đây cũng có thể là tính tình, đạo đức tư cách của người tới xông đất; cũng có thể là người xông đất năm đó có tuổi hợp với tuổi của gia chủ hay không. Vì vậy người ta cố tránh đến nhà nhau vào sáng sớm mùng một tết, còn ai được gia chủ có nhã ý mời tới xông đất thì khi đến cũng phải rất thận trọng.
Trước hết, trước khi bước vào đất của gia chủ, người xông đất phải cười vui vồn vã với gia chủ, lì xì cho con cái gia chủ thật mau mắn, sau đó mới chúc tết lẫn nhau…

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012

TỤC ĐÓN ÔNG BÀ NGÀY 30 TẾT (Cuối Năm)


( Rước vong linh ông bà về ăn Tết là một tục lệ luôn được đặt lên hàng đầu trong dịp Tết nguyên đán )

Vì sao có tục đón ông bà ?
vì ngày 23 tháng Chạp khi đưa ông táo về trời tâu lên Ngọc Hoàng những chuyện trong năm cũ của gia đình và nhận lời phán xét của Ngọc hoàng cho năm mới. Ngày này ông bà cha mẹ (người đã chết) cũng phải về chầu âm phủ để được Diêm Vương phán xét việc có thể đầu thai hay chưa, ai được phong thần, phong thánh v.v… cho nên ; từ 25 tháng chạp, đến ngày cuối năm (trước khi cúng đón ông bà cha mẹ) người người đến nghĩa trang thăm mộ gia tiên (rẩy mả) trước thăm viếng sau sửa sang lại ngôi mả cho thật sạch sẽ để ông bà về đón tết.
Nên từ 23 tháng chạp trở đi việc nhang khói, đánh chuông đánh trống tại các đình chùa đền miếu đều không có, mọi sự tại các nơi này yên tĩnh.
Trong ngày 29 tháng thiếu hoặc 30 tháng đủ hay còn gọi là 30 tết, các gia đình tổ chức mâm cơm mặn vào lúc giữa trưa, trước là đón ông Công, ông Táo sau là đón ông bà cha mẹ về trong 3 ngày tết cùng gia đình mình ăn tết (đến khi hạ nêu thì tiễn ông bà).
Tục này hiện nay rất phổ biến, không loại trừ những người bên đạo Thiên chúa, vì đây là sự thành kính, hiếu thảo của con cái với tổ tiên mà thôi. Trong ngày đón ông bà, tất cả mọi thành viên trong gia đình đều tề tựu (nếu cúng tại tổ đường thì không khí đông vui, như đã vào tết).

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

Tục Cúng Ông Táo

Sự Tích Táo Quân

Đối với mỗi cư dân Việt, Tết là một phong tục không thể thiếu trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần. Phong tục Tết cổ truyền Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều nghi lễ quan trọng, một trong những phong tục đó là tục cúng Ông Táo.
Không biết tục cúng Ông Táo đã có từ bao giờ nhưng theo các vị cao niên kể lại thì đây là phong tục đã có từ rất lâu; có lẽ từ thủa còn chế độ mẫu hệ, khi tổ tiên người Việt đã biết làm nông nghiệp và sử dụng lửa trong việc nấu nướng món ăn thức uống. Sở dĩ khẳng định là vậy bởi theo tích xưa truyền lại thì:
Có hai vợ chồng tiều phu nghèo không con nên hay buồn phiên, cãi cọ. Một hôm, người chồng giận quá, đánh vợ. Quá buồn tủi, người vợ bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ của một chàng thợ săn miền ngược. Sau khi người vợ bỏ đi, người chồng cũ ân hận, bỏ công ăn việc làm đi khắp mọi nơi tìm vợ và trở thành người hành khất sống qua ngày.


Vua bếp : Định Phúc Táo Quân

Một lần vào xin ăn gia đình nọ, được bà chủ mang cơm ra đãi, người chồng nhận ra bà chủ là vợ mình, người vợ cũng nhận ra chồng cũ. Hai người ân hận, hàn huyên, tâm tình. Sợ người chồng mới về bắt gặp nên người vợ bảo người chồng cũ ẩn vào đống rơm ngoài vườn để nàng tìm cách thu xếp cho êm đẹp.
Người chồng cũ đi đường xa mệt mỏi nên ngủ thiếp trong đống rơm. Lúc người chồng mới về, nhớ đến việc thiếu tro bón ruộng, liền châm lửa đốt đống rơm. Sự việc xảy ra quá bất ngờ, người vợ chạy ra thấy vậy ân hận liền nhảy vào đống lửa chết theo chồng cũ. Thấy vợ chết cháy, ngươi chồng mới cũng thương xót tiếp tục nhảy vào đống lửa đang cháy đỏ và cả ba đều chết cháy.
Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là : Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là “ Thổ Công “ trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là “ Thổ Địa ” trông coi việc trong nhà, còn người vợ là “ Thổ Kỳ “ trông coi việc chợ búa. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.


Mũ Táo Quân và các lễ vật dâng cúng

Phong tục thờ cúng Táo Công cũng từ đấy mà có. Thường thì bắt đầu từ chiều 22 hoặc sáng 23 tháng chạp, các gia đình làm lễ (Tiễn Táo) để ông Táo lên chầu trời tấu trình mọi việc của gia chủ với Ngọc Hoàng Thượng Đế, đến trưa 30 Tết thì ông Táo lại có mặt ở hạ giới để tiếp tục công việc.
Lễ vật cúng Ông Táo được chuẩn bị vô cùng chu đáo và trang trọng thể hiện sự thành kính của các gia chủ. Lễ vật gồm có: mũ Táo Quân thường có 3 cỗ (chiếc) gồm một của “ nữ thần “ không có cánh chuồn, 2 của “ nam thần “ có cánh chuồn, kèm theo áo quan, hia (hài), tiền vàng, tiền bạc cùng bệ bằng giấy. Nhưng để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) kèm theo một chiếc áo và một đôi hia. Theo sách "NAM ĐỊNH ĐỊA DƯ CHÍ" của tiến sĩ đốc học Khiếu Năng Tĩnh thế kỷ XIX, thì mũ, áo, hia của Táo Quân màu vàng. Nhưng có sách lại nói màu sắc tùy thuộc từng năm, ứng với các hành Kim (vàng), Mộc (trắng), Thủy (xanh), Hỏa (đỏ), Thổ (đen).


Phóng sinh cá chép đưa ông Táo chầu thiên dình

Ngoài những đồ “vàng mã ” sẽ được đốt “ hóa vàng “ sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ để lập bài vị mới, thì lễ vật còn có hoa quả (chuối, bưởi, quất vàng, hoa cúc…), trầu cau, hương đèn, cỗ mặn (xôi, thịt, rượu), và cá chép sống ở miền Bắc, ngựa với đầy đủ dây cương, yên ở miền Trung. Theo quan niệm của người miền Bắc thì ông Công, ông Táo khi đi lên thiên đình phải cưỡi cá chép vì chỉ có cá chép mới có thể vượt vũ môn hóa rồng bay lên trời. Cá chép được mua thường là chép nhỏ màu đen tuyền hoặc vàng đỏ khỏe mạnh, sau đó được bỏ vào trong chậu xinh xinh để lên trên bàn thờ cúng cùng các lễ vật khác. Đến chiều thì phóng sinh cá ra ao hồ, sông suối…
Cùng với các lễ vật chay thì mâm cỗ mặn để cúng tiễn ông Táo đi nhanh về sớm cũng được các gia chủ chuẩn bị rất chu đáo. Dù khó khăn hay khá giả, các gia đình vẫn cố gắng sắm một mâm cỗ với đầy đủ các món ăn truyền thống để tỏ lòng biết ơn với các vị “ Định phúc Táo Quân “. Mâm cỗ cúng ông Táo truyền thống gồm có: Xôi gấc, thịt nấu đông, nem rán, giò lụa, cá chép chiên, thịt heo luộc, lòng gà nấu măng, món xào, dưa cải, rượu trắng, chè sen ở miền Bắc còn trong Nam có thêm xôi chè, trám hoặc thịt kho tàu, giò xào, dưa kiệu….Đặc biệt, theo tục xưa còn truyền thì mâm cỗ cúng không thể thiếu một con gà luộc ngậm hoa hồng, nhưng gà cúng ông Táo phải là gà cồ mới gáy bởi các gia chủ muốn cầu xin Táo Quân lên tâu với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho con trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!


Mâm cỗ mặn cúng vua bếp

Ngày nay, phong tục cúng ông Táo, ông Công vẫn còn được lưu giữ nhưng không được tổ chức chu đáo và nhiều nghi lễ như xưa. Có thể do bản sắc văn hóa làng xã Việt đang dần bị mai một; xã hội càng phát triển, các đô thị, thành phố mới được mọc lên nhiều làm cho làng xã Việt – vốn là nơi lưu giữ những tinh hoa văn hóa dân tộc bị thu hẹp lại. Những gia đình Việt hiên đại trong ngày lễ ông Táo, ông Công thường làm cho có lệ, đơn giản và sơ sài. Có chăng chỉ là một chậu cá để chiều về phóng sinh hay mâm cỗ đơn giản với gà luộc, xôi gấc, chè kho mua sẵn, còn lại chỉ nấu một vài món mặn là xong mâm cỗ. Vô tình như vậy đã làm mất đi bao ý nghĩa tốt đẹp của phong tục này. Thiết nghĩ, tết ông Táo là một phong tục đẹp cần được bảo tồn và giữ gìn. Chỉ cần một tấm lòng thành, một sự ngưỡng vọng, nhớ ơn đến tổ tiên và các vị thần đã bảo vệ cho gia đình mình một năm an bình, thịnh vượng. Thì chắc chắn ngày tết ông Táo sẽ thêm phần ý nghĩa.

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

Hình Ảnh Học Sinh THBL trước 1972

Xin cảm ơn Anh Tánh (Sàigòn) đã gởi tặng những tấm ảnh chụp Học Sinh Trung Học Bình Long trước năm 1972.
Mời các Bạn cùng xem ảnh, để nhận ra có mình trong ảnh không nhé !















Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

Tương Lai 2.

Giải trình về chủ trương thu Phí Lưu Hành Đường Bộ đối với xe cơ giới và Phí Lưu Hành vào giờ cao điểm ở các thành phố lớn, người phát ngôn của Bộ Giao Thông Vận Tải, chánh văn phòng Nguyễn Văn Công nhắc lại hai con số 12.000 người chết và số lớn hơn thế người bị thương trong năm để khẳng định lý do vì sao Bộ đề xuất chủ trương này lên Chính phủ .
Điều này cho thấy trước sau Bộ Giao Thông Vận Tải vẫn cho rằng việc có quá nhiều xe ra vào các thành phố là nguyên nhân gia tăng các vụ tai nạn giao thông . Điều đó hoàn toàn không đúng vì chính Ủy ban An Toàn Giao Thông Quốc Gia đã tổng kết : tai nạn giao thông xảy ra nhiều nhất là trên quốc lộ khi đường hai chiều mà các lái xe thường phóng nhanh vượt ẩu, người đi xe máy thường sang đường thiếu quan sát …Còn trong thành phố , các xe chạy như rùa bò nên tai nạn chết người ít xảy ra .
Trong giải trình này không thấy Bộ đưa ra lý do kẹt xe và từ đó phải thu thêm tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng mặc dù trước đó Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có nói đến chuyện này khi trả lời các nhà báo. Như vậy giải trình của Bộ Giao Thông Vận Tải là thiếu nhất quán và không đầy đủ. gió chiều nào che chiều ấy, thiếu luận cứ khoa học cần thiết
Ông Thăng Bộ Trưởng còn yêu cầu Văn phòng Ủy Ban An Toàn Giao Thông Quốc Gia ra văn bản gửi Thường Vụ Quốc Hội phản đối một số ý kiến của các Đại Biểu Quốc Hội không đồng tình với chủ trương này. Trong đó có cả Phó Chủ Tịch Quốc Hội Uông Chung Lưu. Cho rằng các vị đã làm trái với nghị quyết về “năm giao thông” đã được Quốc Hội thông qua
Điều này cũng không đúng và các vị Đại Biểu Quốc Hội sẽ phản ứng khi ông Bộ mưốn tước cả quyền phát biểu quan điểm cá nhân của các Đại Biểu Nhân Dân trong khi nghị quyết của Quốc Hội là rất chung chung còn đề xuất của Bộ Giao Thông thì lại quá cụ thể .. Đối đầu với nhân dân chưa đủ, Bộ Giao Thông Vận Tải còn muốn đối đầu cả với các Đại Biểu của nhân dân . Khá to gan đấy chứ ! Không biết có ô dù nào ở bên trên hay không ?!
Tìm ra nhiều giải pháp tổng thể và phối hợp đồng thời để gỡ bài toán ách tác và tai nạn giao thông là điều cần thiết nhưng không thể đốt cháy giai đoạn và coi thường các ý kiến phản biện xây dựng từ các tầng lớp nhân dân trong đó có các Đại Biểu Quốc Hội. Không thể dựa vào nghị quyết này nọ mà bóp mồm bóp miệng các đại biểu của dân được
Rõ ràng thu thêm phí sử dụng đường bộ có thể tăng thêm cho ngân sách hàng chục ngàn tỉ đồng nhưng tiền đó được giao cho thành phố hay giao cho Bộ ? Mà nếu giao cho thành phố thì Hội Đồng Nhân Dân phải có ý kiến. Bộ không thể làm thay việc của thành phố được. Từ chủ trì quản lý doanh nghiệp độc quyền chi tiêu hàng ngàn tỉ đồng , ký cái roẹt không cần hỏi ý kiến ai, sang quản lý nhà nước chi một xu cũng phải báo cáo. Hình như Bộ trưởng Đinh La Thăng chưa qua bài học lấy dân làm gốc. Cứ định làm thay chính quyền các tỉnh, thành phố là không có được đâu .
Việc thu phí đường bộ có thể thu rốt ráo qua khâu đăng kiểm định kỳ hay khâu đăng ký phương tiện lần đầu tiên, nhưng nếu chỉ thu các xe biển trắng thì đã công bằng chưa? Bộ sẽ giải thích ra sao khi miễn trừ cho xe buýt và xe công vụ ? Xe buýt là xe kinh doanh có điều kiện tại sao lại không phải đóng phí ? Còn lý giải rằng thu phí cao đối với xe ô tô là đánh vào anh nhà giầu nhưng lại trừ xe biển xanh thì cũng không ổn. Vì hiện nay ai cũng biết chỉ có các quan chức mới đi xe công vụ mà quan chức diện đi xe công vụ hiện là người giầu có nhất đất nước này ! Thế thì công bằng ở đâu ? Còn việc thu phí vào giờ cao điểm thì chỉ cần giữ một xe lại để hỏi giấy tờ là tắc đường dây truyền xảy ra ngay. Tôi cũng chưa hình dung ra thu như thế nào, ai đứng ra thu, ai kiểm tra kiểm soát .
Đừng máy móc mang bài học ở một nước đã phát triển và có hệ thống luật pháp hoàn chỉnh như Singapore vào đất nước “ khó phát triển ” như Việt Nam. Trong giờ cao điểm, tôi ở trong nội đô chỉ đi loay quanh từ quận này sang quận khác thì có phải mua vé vào thành phố không ? Liệu công an có đủ lực lượng và có nhiệt tình giúp ngành giao thông, ngành chuyên bày vẽ thêm các chuyện rắc rối cho họ vất vả có đồng tình và ủng hộ chủ trương này hay không ? Hay là trống đánh xuôi kèn lại thổi ngược. Lúc đó thất bại là cái chắc .
Giao thông là vấn đề xã hội tổng hợp nhất . Làm nghề giao thông là “ làm dâu trăm họ ”, là phải đối mặt với người dân từng giờ từng phút. Anh chưa bao giờ chia sẻ với người dân niềm vui về sự đi đến nơi về đến chốn và cũng chưa bao giờ chia sẻ thật lòng nối đau thương đối với các gia đình bị mất người thân do việc quản lí quá yếu kém và bất cập của ngành giao thông, chưa bao giờ chia sẻ sự bực bội khi người dân vì tắc đường kẹt xe mà không thể đến cấp cứu kịp thời tại bệnh viện, không thể đưa con đến trường, đến công sở làm việc đúng giờ .
Tất cả chỉ là nói mồm, là hứa suông trên đầu lưỡi và bây giờ là móc túi người dân (trừ các quan chức) Thử hỏi khi đã thu tiền của dân rồi mà đường vẫn tắc, tai nạn vẫn không giảm thì Bộ Giao Thông có trả lại tiền cho dân không ? Bộ Trưởng có từ chức hay không ? Thiết nghĩ nếu Quốc Hội hay Chính Phủ ra nghị quyết cho phép ngành giao thông thu lệ phí này thì cũng cần bỏ một số các lệ phí khác trùng lặp để tránh tình trạng phí chồng phí, đồng thời phải yêu cầu Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải cam kết cụ thể nếu mục đích của việc thu phí không đạt trong một thời hạn nhất định nào đó , Bộ trưởng cũng phải chịu trách nhiệm khi xảy ra tham nhũng thất thoát và công trình không đảm bảo tiến độ và chất lượng (như đã từng nhiều lần xảy ra). Tất cả các việc này đều yêu cầu công khai minh bạch . Chỉ khi đó người dân mới có thể đồng tình cùng Bộ Giao Thông Vận Tải giải bài toán ách tắc và tai nạn .
Lúc này là lúc cần nhớ bài học “ Dễ muôn lần không dân cũng chịu, Khó vạn làn dân liệu cũng xong ” Không dựa vào dân, không nghe những lời nói nghịch nhĩ, chỉ thích lũ nịnh thần xu hót, khăng khăng cho chủ quan của mình là đúng chắc chắn sẽ thất bại .
LƯƠNG KHÁU LÃO
(Trích quechoa.info)

Lời bàn : Xin được hiến kế là chúng ta hãy làm quen và sử dụng loại phương tiện của dân chúng Thành phố Thượng Hải (China)dưới đây, để khỏi nhọc lòng đến việc mà Bộ GTVT đề xuất .



















Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

HỘI NGỘ THẦY & TRÒ TRUNG HỌC TƯ THỤC QUỐC TUẤN




Hôm nay thứ bảy 07/01/2012
Tại " TRẦN GIA TRANG " xã Long Đức,huyện Long Thành,tỉnh Đồng Nai. Thầy và Trò của Trường Trung Học Tư Thục Quốc Tuấn Bình Long, đã có buổi hội ngộ lần đầu tiên sau 50 năm. Theo danh sách đã liên lạc được gần 50 học sinh của cũ của trường, nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên có một số Anh Chị không thể về tham dự hội ngộ lần này. Về dự có Cô Trần Thị Kim Dung Nguyên Hiệu Trưởng và là Chủ Trường còn có gần 20 Anh, Chị là học sinh của Trường qua nhiều thời kỳ, hiện cư trú ở Bình Long, Bình Dương,Thành phố Hồ Chí Minh. Ở Bình Long có : Anh Trần Đại Thắng, Anh Nguyễn Văn Lý, Anh Nguyễn Hữu Đức, Anh Ngô Văn Hòa, Anh Vũ Văn Sơn. Ở Bình Dương có : Anh Phạm Ngọc Kim Ở Tp-HCM có : Anh Tánh, Chị Nguyễn Thị Giao, Chị Trịnh Nguyệt Thu (Luyến), Chị Nguyễn Thị Tuất, Chị Ngọc (Chị Sơ dân Lộc Ninh) và đức lang quân cùng về dự. Trong buổi hội ngộ, Thầy và Trò cùng tâm sự thân mật,ôn lại những ký ức về ngôi trường, những kỷ niệm của thời học sinh. Mặc dù tuổi đã cao, lại quãng thời gian xa cách quá dài. Nhưng Cô Dung vẫn nhớ và nhắc lại những điểm nổi bật của từng học sinh, thăm hỏi về đời sống, gia cảnh, nơi ở của từng Anh Chị . Trong tiết mục văn nghệ của buổi hội ngộ lần này Thầy và Trò đều tham gia tạo nên không khí ấm cúng và vui vẻ. Buổi hội ngộ được kết thúc lúc 5 giờ chiều, quyến luyến trước lúc chia tay Thầy và Trò Trường Trung Học Quốc Tuấn hẹn sẽ hội ngộ vào dịp khác, đông đủ và phong phú hơn .

Xin mời xem ảnh buổi hội ngộ :







Thứ Tư, 4 tháng 1, 2012

BẢO VỆ MÁY TÍNH

BÁO ĐỘNG ĐỎ
Vui lòng ! Chuyển thông tin này cho các bạn bè, gia đình, các người liên hệ . Xin đừng bao giờ mở bản tin nào (email or web) có tên gọi là : “Actualization of Windows Live” (khởi động Windows Live ? Note: Windows Live là package sử dụng thế cho Hotmail.com của Windows 7) mà ai đó đã gửi nó cho bạn . Đó là một loại virus phá hư cả đĩa cứng- HD- của bạn (đĩa mềm thì hổng sao ?). Virus này sẽ xâm nhập vào danh sách địa chỉ address list/contacts của bạn và truyền đi tới mọi người trong contact list đó ! Nếu bạn có nhận được email nào yêu cầu bạn : Actualization Windows Livetr, cho dù đó có là message nhận từ bạn thân của bạn, xin đừng mở message đó,và hãy ngừng ngay computer của bạn (tốt nhất là xóa ngay message đó sẽ hay hơn) . Đó là một loại virus cà chớn hơn cả Al Qaeda mà CNN vừa thông báo . Nó được Microsoft phân hạng là loại virus siêu phá hoại nguy hiểm nhất hiện nay .
Nó cũng được phát giác chiều hôm qua bởi McAfee, và vẫn chưa có thuốc trị . Virus này chỉ đơn giản phá hư Zero Sector trong đĩa cứng (system boot sector in hard disk) là bạn khỏi mở máy luôn . Xin ghi nhớ và thông báo bản tin này để giúp mọi người cùng đề phòng !
(nguồn email: hanho7269@yahoo.com )