Niềm Vui Dâng Tặng Cho Đời,
Nỗi Buồn Xin Gởi Mây Trời Mang Đi
Nỗi Buồn Xin Gởi Mây Trời Mang Đi
Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011
Sống !
Định nghĩa sống :
" Phải " để luôn sống và làm theo lẽ phải,
" Thật " để luôn sống thật với mọi người,
" Nhẫn " để tha thứ cho tất cả,
" Tâm " để yêu thương cảnh vật, nhân loại.
Tóm lại : Làm người sống trên đời này :
" Phải Thật Nhẫn Tâm " thì mới sống được !!!.
Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011
“ Hô biến “ thịt heo thành thịt bò
Thời nay, việc “ hô biến “ thịt heo thành thịt bò quá là không khó !!!.
Tuy nhiên, không phải thịt heo nào cũng có thể “ làm giả” thành thịt bò ! Chỉ có thịt heo sề mới có thể nhào trộn với thịt bò và đánh lừa thị giác cũng như khứu giác của người tiêu dùng. Vì heo sề thịt đỏ, dai gần giống thịt bò nên khi cho lẫn vào đĩa thịt bò, người ăn rất khó phát hiện ”. Tuy vậy, vấn đề đặt ra ở đây là : Phải chế biến như thế nào không chỉ làm mất mùi hôi vốn có của thịt heo sề để trở thành mùi thơm của thịt bò.
(Một cửa hàng bán các chất phụ gia,hương liệu thực phẩm )
Tiết lộ của một người buôn thịt heo : Việc biến thịt heo thành thịt bò không quá khó khăn. Nhiều quán cơm, quán nhậu vẫn thường trà trộn thịt heo vào đĩa thịt bò để tăng thêm lợi nhuận , với chai phụ gia ghi hãng sản xuất Thiên Tân tại Trung Quốc, loại "hương vị thịt bò", chỉ sau nửa giờ ướp tẩm, những miếng thịt heo tươi trắng trẻo đổi sang màu nâu, còn nước sốt chuyển sang màu đen và có mùi vị thịt bò.
( 30 phút sau khi tẩm ướp với chất này và qua sơ chế, miếng thịt heo đã biến thành thịt bò )
Sau đó cho thịt vào nồi hầm lửa nhỏ khoảng 1 giờ, miếng thịt đổi màu sẫm hơn và bằng mắt thường, người ăn sẽ rất khó có thể nhận ra rằng đó là thịt heo vì các thớ thịt của nó trông chẳng khác gì như món bò bít tết.
( Chất phụ gia biến thịt heo thành thịt bò bị phát hiện ở Trung Quốc.)
Còn muốn thịt heo có mùi thơm của thịt bò thì chỉ cần cho 1 chén nước nhỏ hương bò vào 1kg thịt heo sẽ biến đổi mùi vị, còn màu sắc thì phải dùng phụ gia màu khác. Tuy nhiên, khi đi chợ hỏi mua chất phụ gia Trung Quốc biến thịt heo thành thịt bò thì hầu hết các chủ cửa hàng đều lắc đầu không có và trả lời : “tôi chỉ có bán hương thịt heo, hương thịt bò cho thêm vào thức ăn để tăng vị đậm đà, chứ không thể nào biến đổi bản chất của thịt được ”. Như vậy có thể thấy, ngay cả người bán hàng cũng không hiểu hết công dụng cũng như cần phải có những hiểu biết tối thiểu về sản phẩm hàng hóa của mình.
( túi bột này có thể giúp thịt heo biến thành màu đỏ sau khi tẩm ướp )
Những ngày vừa qua, báo chí Trung Quốc liên tục đưa tin về công nghệ “phù phép” thịt heo thành thịt bò nhờ vào một chất phụ gia có khả năng gây ung thư. Thông tin trên khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam không khỏi lo lắng : liệu thị trường trong nước có hay không chất phụ gia này và thực sự có món thịt bò nào đã bị “ hô biến ” từ thịt heo hay chưa ? Điều này sẽ khiến không ít người tiêu dùng nghi ngờ: biết đâu, loại phụ gia thực phẩm có khả năng gây ung thư “ hô biến ” thịt heo thành thịt bò đang được điều tra tại Trung Quốc này, vẫn đang nằm ở đâu đó trên kệ bán hàng của các cửa tiệm buôn bán phụ gia thực phẩm ở Việt Nam mà chính người bán cũng không biết công dụng ?
Trong khuyến cáo về vấn đề sử dụng phụ gia thực phẩm bày bán trôi nổi tại các chợ đầu mối, không rõ nguồn gốc xuất xứ. “Đó là những hóa chất nhiễm tạp chất rất nhiều, khi ăn vào, những tạp chất đó đều rất độc cho cơ thể”
Lưu ý : Loại hóa chất mua ở chợ trời, không phải phụ gia thực phẩm hỗ trợ cho quá trình chế biến đều rất độc hại, mức độ nặng – nhẹ tùy thuộc vào thời gian ngâm tẩm ngắn hay dài.
(St)
Tuy nhiên, không phải thịt heo nào cũng có thể “ làm giả” thành thịt bò ! Chỉ có thịt heo sề mới có thể nhào trộn với thịt bò và đánh lừa thị giác cũng như khứu giác của người tiêu dùng. Vì heo sề thịt đỏ, dai gần giống thịt bò nên khi cho lẫn vào đĩa thịt bò, người ăn rất khó phát hiện ”. Tuy vậy, vấn đề đặt ra ở đây là : Phải chế biến như thế nào không chỉ làm mất mùi hôi vốn có của thịt heo sề để trở thành mùi thơm của thịt bò.
(Một cửa hàng bán các chất phụ gia,hương liệu thực phẩm )
Tiết lộ của một người buôn thịt heo : Việc biến thịt heo thành thịt bò không quá khó khăn. Nhiều quán cơm, quán nhậu vẫn thường trà trộn thịt heo vào đĩa thịt bò để tăng thêm lợi nhuận , với chai phụ gia ghi hãng sản xuất Thiên Tân tại Trung Quốc, loại "hương vị thịt bò", chỉ sau nửa giờ ướp tẩm, những miếng thịt heo tươi trắng trẻo đổi sang màu nâu, còn nước sốt chuyển sang màu đen và có mùi vị thịt bò.
( 30 phút sau khi tẩm ướp với chất này và qua sơ chế, miếng thịt heo đã biến thành thịt bò )
Sau đó cho thịt vào nồi hầm lửa nhỏ khoảng 1 giờ, miếng thịt đổi màu sẫm hơn và bằng mắt thường, người ăn sẽ rất khó có thể nhận ra rằng đó là thịt heo vì các thớ thịt của nó trông chẳng khác gì như món bò bít tết.
( Chất phụ gia biến thịt heo thành thịt bò bị phát hiện ở Trung Quốc.)
Còn muốn thịt heo có mùi thơm của thịt bò thì chỉ cần cho 1 chén nước nhỏ hương bò vào 1kg thịt heo sẽ biến đổi mùi vị, còn màu sắc thì phải dùng phụ gia màu khác. Tuy nhiên, khi đi chợ hỏi mua chất phụ gia Trung Quốc biến thịt heo thành thịt bò thì hầu hết các chủ cửa hàng đều lắc đầu không có và trả lời : “tôi chỉ có bán hương thịt heo, hương thịt bò cho thêm vào thức ăn để tăng vị đậm đà, chứ không thể nào biến đổi bản chất của thịt được ”. Như vậy có thể thấy, ngay cả người bán hàng cũng không hiểu hết công dụng cũng như cần phải có những hiểu biết tối thiểu về sản phẩm hàng hóa của mình.
( túi bột này có thể giúp thịt heo biến thành màu đỏ sau khi tẩm ướp )
Những ngày vừa qua, báo chí Trung Quốc liên tục đưa tin về công nghệ “phù phép” thịt heo thành thịt bò nhờ vào một chất phụ gia có khả năng gây ung thư. Thông tin trên khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam không khỏi lo lắng : liệu thị trường trong nước có hay không chất phụ gia này và thực sự có món thịt bò nào đã bị “ hô biến ” từ thịt heo hay chưa ? Điều này sẽ khiến không ít người tiêu dùng nghi ngờ: biết đâu, loại phụ gia thực phẩm có khả năng gây ung thư “ hô biến ” thịt heo thành thịt bò đang được điều tra tại Trung Quốc này, vẫn đang nằm ở đâu đó trên kệ bán hàng của các cửa tiệm buôn bán phụ gia thực phẩm ở Việt Nam mà chính người bán cũng không biết công dụng ?
Trong khuyến cáo về vấn đề sử dụng phụ gia thực phẩm bày bán trôi nổi tại các chợ đầu mối, không rõ nguồn gốc xuất xứ. “Đó là những hóa chất nhiễm tạp chất rất nhiều, khi ăn vào, những tạp chất đó đều rất độc cho cơ thể”
Lưu ý : Loại hóa chất mua ở chợ trời, không phải phụ gia thực phẩm hỗ trợ cho quá trình chế biến đều rất độc hại, mức độ nặng – nhẹ tùy thuộc vào thời gian ngâm tẩm ngắn hay dài.
(St)
Kỷ niệm Biên Hòa
Vào hạ tuần tháng 9/2011 tôi có dịp về Biên Hòa.
Cũng như tất cả những thành phố khác, đường xá cũng mở rộng , phố xá - nhà cửa được xây dựng và chỉnh trang trông thật bề thế.
Vì không có thời gian lưu lại, nên chỉ đi thăm những nơi đã từng ghi dấu kỷ niệm thời thanh niên của tôi.
( Cầu Ghềnh nối Chợ Đồn - Cù Lao Phố - Biên Hòa)
( Cầu Hóa An hay là Cầu Mới về đêm )
( Thành cổ Biên Hòa )
( Văn Miếu trấn Biên Hòa )
( Hồ Long Ẩn )
( Hồ Bửu Long )
Cũng như tất cả những thành phố khác, đường xá cũng mở rộng , phố xá - nhà cửa được xây dựng và chỉnh trang trông thật bề thế.
Vì không có thời gian lưu lại, nên chỉ đi thăm những nơi đã từng ghi dấu kỷ niệm thời thanh niên của tôi.
( Cầu Ghềnh nối Chợ Đồn - Cù Lao Phố - Biên Hòa)
( Cầu Hóa An hay là Cầu Mới về đêm )
( Thành cổ Biên Hòa )
( Văn Miếu trấn Biên Hòa )
( Hồ Long Ẩn )
( Hồ Bửu Long )
Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011
Hãy thận trọng...
Làm cách nào để biết nguồn gốc cuả các sản phẩm – hàng hóa đang lưu hành ?
Hầu như các ngành chức năng chưa bao giờ cho công chúng biết những thông tin có liên quan hoặc xuất xứ của các sản phẩm – hàng hóa ngoại nhập .Do đó chúng ta phải tự giáo dục cho chính mình, thận trọng khi chọn lựa hàng hóa – sản phẩm , để cứu lấy mình. Chúng ta có quyền được biết làm thế nào để phân biệt những sản phẩm được sản xuất tại : Hoa Kỳ , Philippines, Đài Loan, Trung Quốc hay một quốc gia nào khác !?
Mọi người đều biết :
Mỗi sản phẩm, hàng hóa ngoài thương hiệu sản phẩm, còn phải có xuất xứ của sản phẩm
Dưới đây là cách để biết nguồn gốc cuả các sản phẩm:
Có 3 chữ số đầu tiên của mã vạch xác định mã quốc gia thực hiện sản phẩm đó.
Cụ thể như :
* Các sản phẩm – hàng hóa sản xuất tại Trung quốc mã vạch bắt đầu bằng số :
* 690, 691, 692…..đến 695 .
* Các sản phẩm xuất xứ từ Đài Loan Mã vạch bắt đầu bằng số 471.
Hiện nay các Doanh nhân Trung Quốc biết rằng : người tiêu dùng sẽ không thích lựa chọn sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc. Vì vậy, họ cố gắng hết sức để không làm hiển thị trên các sản phẩm tên của quốc gia sản xuất ( Made in China )
Tuy nhiên, chúng ta vẫn biết được xuất xứ của sản phẩm qua những số đầu tiên của mã vạch.
Một số mã vạch sản phẩn của các quốc gia :
* 00 ~ 13 USA & CANADA
* 30 ~ 37 Pháp
* 40 ~ 44 CHLB Đức
* 49 Nhật Bản
* 50 Vương quốc Anh
* 57 Đan Mạch
* 64 Phần Lan
* 76 Thụy Sĩ và Liechtenstein
* 628 Ả-Rập Saudi
* 629 United Arab Emirates
* 740 ~ 745 Trung Mỹ
* 480 Philippine
* 690 ~ 695 Trung quốc
* Để giữ gìn sức khỏe của bản thân và gia đình, hãy thật thận trọng khi chọn lựa hàng hóa, sản phẩm cho gia đình của minh .
Hầu như các ngành chức năng chưa bao giờ cho công chúng biết những thông tin có liên quan hoặc xuất xứ của các sản phẩm – hàng hóa ngoại nhập .Do đó chúng ta phải tự giáo dục cho chính mình, thận trọng khi chọn lựa hàng hóa – sản phẩm , để cứu lấy mình. Chúng ta có quyền được biết làm thế nào để phân biệt những sản phẩm được sản xuất tại : Hoa Kỳ , Philippines, Đài Loan, Trung Quốc hay một quốc gia nào khác !?
Mọi người đều biết :
Mỗi sản phẩm, hàng hóa ngoài thương hiệu sản phẩm, còn phải có xuất xứ của sản phẩm
Dưới đây là cách để biết nguồn gốc cuả các sản phẩm:
Có 3 chữ số đầu tiên của mã vạch xác định mã quốc gia thực hiện sản phẩm đó.
Cụ thể như :
* Các sản phẩm – hàng hóa sản xuất tại Trung quốc mã vạch bắt đầu bằng số :
* 690, 691, 692…..đến 695 .
* Các sản phẩm xuất xứ từ Đài Loan Mã vạch bắt đầu bằng số 471.
Hiện nay các Doanh nhân Trung Quốc biết rằng : người tiêu dùng sẽ không thích lựa chọn sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc. Vì vậy, họ cố gắng hết sức để không làm hiển thị trên các sản phẩm tên của quốc gia sản xuất ( Made in China )
Tuy nhiên, chúng ta vẫn biết được xuất xứ của sản phẩm qua những số đầu tiên của mã vạch.
Một số mã vạch sản phẩn của các quốc gia :
* 00 ~ 13 USA & CANADA
* 30 ~ 37 Pháp
* 40 ~ 44 CHLB Đức
* 49 Nhật Bản
* 50 Vương quốc Anh
* 57 Đan Mạch
* 64 Phần Lan
* 76 Thụy Sĩ và Liechtenstein
* 628 Ả-Rập Saudi
* 629 United Arab Emirates
* 740 ~ 745 Trung Mỹ
* 480 Philippine
* 690 ~ 695 Trung quốc
* Để giữ gìn sức khỏe của bản thân và gia đình, hãy thật thận trọng khi chọn lựa hàng hóa, sản phẩm cho gia đình của minh .
Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011
Tương lai !!!?
Đến nay, đã hơn một thập niên đầu của thế kỷ 21 trôi qua, vậy mà ở thành phố Thượng Hải nổi tiếng là văn minh, hiện đại vì đã từng là Tô giới của các nước Châu âu . Người dân ở đây vẫn còn lạc hậu trong các phương tiện vận chuyển đến thế cơ à ! Thậm chí cột đèn tín hiệu giao thông tại một giao lộ là là một phương tiện để người dân thành phố chăng dây phơi, trưng bày " tã - yếm " nữa, thật hết biết....
Liệu những hình ảnh này có là biểu hiệu cho " tương lại Việt Nam " không !?
( Xin click vào ảnh để phóng đại )
Liệu những hình ảnh này có là biểu hiệu cho " tương lại Việt Nam " không !?
( Xin click vào ảnh để phóng đại )
Cây mọc ra tiền !
Không ai tin rằng, cây có thể mọc ra tiền !
Nhưng hiện tượng kỳ lạ này đã xuất hiện ở những cây cổ thụ trên con đường từ Peak District dẫn tới Cao nguyên Scottish.
Trên thân các cây cổ thụ xuất hiện vô số những đồng tiền kim loại mà nếu ai không biết nguồn gốc thực sự của nó chắc chắn sẽ vô cùng ngạc nhiên. Thực ra, những đồng tiền kim loại này đã được người qua đường dùng đá đóng vào thân cây, với hi vọng sẽ mang lại may mắn cho họ. Những đồng tiền kim loại được đóng sâu vào vỏ cây cách đây nhiều thế kỷ, theo thời gian chúng bị nhô ra ngoài.
Có nhiều truyền thuyết về tục " cống nạp lễ vật cho các vị thần cây " có từ cách đây hàng trăm năm, nhưng sự kết hợp giữa tự nhiên và con người là thực sự hiếm có. Người ta thường tin rằng các linh hồn sống trên cây nên đã trang trí những món quà tặng trên đó như ngày nay con người vẫn làm vào dịp Lễ Giáng sinh.
Tập tục này làm gợi nhớ lại quan niệm ném tiền xuống ao để có được may mắn hay việc các cặp đôi yêu nhau treo ổ khóa trên thành cầu và vứt chìa khóa xuống sông để có được mối tình lâu dài.
Có tất cả 7 cây ‘mọc’ ra tiền kim loại được tìm thấy trong ngôi làng du lịch Portmeirion, Wales.
Một quản lý bất động sản tại điểm du lịch này nói rằng: “Lần đầu tiên phát hiện ra những thân cây đầy tiền kim loại, chúng tôi không biết tại sao chúng lại ở đó. Sau khi tìm hiểu và phát hiện ra rằng : Những cái cây này từng được coi là ‘cây may mắn". Vào khoảng những năm 1700, người ta quan niệm rằng khi một người đau ốm đóng tiền xu vào cây, bệnh tật của họ sẽ biến mất. Và nếu ai đó muốn lấy đồng xu của mình ra khỏi cây, thì bệnh tật sẽ quay trở lại tức thì.
Ở Tô Cách Lan cũng có một truyền thuyết về ‘cây nụ hôn’. Nếu một chàng thanh niên có thể đưa móng tay vào thân cây bằng một cú đánh, người đó sẽ nhận được nụ hôn từ người mình yêu thương.
Cách đây hàng trăm năm, người ta quan niệm dùng đá đóng tiền xu vào cây sẽ thoát khỏi mọi bệnh tật.
Nhưng hiện tượng kỳ lạ này đã xuất hiện ở những cây cổ thụ trên con đường từ Peak District dẫn tới Cao nguyên Scottish.
Trên thân các cây cổ thụ xuất hiện vô số những đồng tiền kim loại mà nếu ai không biết nguồn gốc thực sự của nó chắc chắn sẽ vô cùng ngạc nhiên. Thực ra, những đồng tiền kim loại này đã được người qua đường dùng đá đóng vào thân cây, với hi vọng sẽ mang lại may mắn cho họ. Những đồng tiền kim loại được đóng sâu vào vỏ cây cách đây nhiều thế kỷ, theo thời gian chúng bị nhô ra ngoài.
Có nhiều truyền thuyết về tục " cống nạp lễ vật cho các vị thần cây " có từ cách đây hàng trăm năm, nhưng sự kết hợp giữa tự nhiên và con người là thực sự hiếm có. Người ta thường tin rằng các linh hồn sống trên cây nên đã trang trí những món quà tặng trên đó như ngày nay con người vẫn làm vào dịp Lễ Giáng sinh.
Tập tục này làm gợi nhớ lại quan niệm ném tiền xuống ao để có được may mắn hay việc các cặp đôi yêu nhau treo ổ khóa trên thành cầu và vứt chìa khóa xuống sông để có được mối tình lâu dài.
Có tất cả 7 cây ‘mọc’ ra tiền kim loại được tìm thấy trong ngôi làng du lịch Portmeirion, Wales.
Một quản lý bất động sản tại điểm du lịch này nói rằng: “Lần đầu tiên phát hiện ra những thân cây đầy tiền kim loại, chúng tôi không biết tại sao chúng lại ở đó. Sau khi tìm hiểu và phát hiện ra rằng : Những cái cây này từng được coi là ‘cây may mắn". Vào khoảng những năm 1700, người ta quan niệm rằng khi một người đau ốm đóng tiền xu vào cây, bệnh tật của họ sẽ biến mất. Và nếu ai đó muốn lấy đồng xu của mình ra khỏi cây, thì bệnh tật sẽ quay trở lại tức thì.
Ở Tô Cách Lan cũng có một truyền thuyết về ‘cây nụ hôn’. Nếu một chàng thanh niên có thể đưa móng tay vào thân cây bằng một cú đánh, người đó sẽ nhận được nụ hôn từ người mình yêu thương.
Cách đây hàng trăm năm, người ta quan niệm dùng đá đóng tiền xu vào cây sẽ thoát khỏi mọi bệnh tật.
Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011
Lượm lặt
Mời đọc những bài luận văn có một không hai.
Đề : Tả ông nội.
(Bái 1 ) Ông nội em đẹp lão lắm, hai mắt ông tròn xoe như hai hòn bi ve, râu ông dài và mượt như chùm hoa bắp ngô, lúc nào đi ông cũng chống gậy giống như hề Sác-lô.
(Bài 2 ) Ông nội em năm nay đã gần 80 tuổi, tóc ông bạc phơ. Cứ đến chiều chiều là ông lại đạp xe đi đánh đề.
( Bài 3 ) Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi : Cơm chín chưa bây?
Đề : Em hãy tả về bà của mình.
( Bái 1 ) Nhà em có nuôi một bà nội suốt ngày ngồi phẩy quạt nhưng ruồi không bay khỏi miệng, mồm luôn dạy cháu phải sạch nhưng bà lại lấy khăn lau bàn để lau ly uống nước.
Bài 2 ) Nhà em có một bà nội, không biết nuôi bà từ lúc nào nhưng khi sinh ra em đã thấy bà rồi. Bà năm nay đã sáu mươi tuổi đầu.
Đề : Tả buổi đi chơi mà em tham gia.
Chủ nhật vừa qua cả nhà em được tổ chức đi Vũng Tàu. Mọi người dậy từ rất sớm để tập hợp lên xe. Đi được một quãng đường mọi người trên xe đều ngủ chỉ trừ bác tài là còn thức vì bác đã uống thuốc chống ngủ.
Đề : Em hãy phân tích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn"
Câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn cho ta thấy nước ta có nguồn nước rất dồi dào. Nước rất quan trọng trong đời sống chúng ta: cây cối cũng cần nước, ví dụ: đậu bắp, động vật cũng cần nước, ví dụ: trâu, bò, gà, vịt... Không có nước thì con người sẽ chết. Câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn làm em liên tưởng đến câu tục ngữ "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nghĩa là ăn quả rồi phải nhớ giữ lại hạt để trồng cây mới.
Đề : Bình luận câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn".
Uống nước nhớ nguồn là khuyên chúng ta phải nên tiết kiệm nước,
khi tắm phải từ từ, không được xối ào ào...
Đề : Giải thích câu thành ngữ "Anh em như thể tay chân"
Anh em như thể tay chân nghĩa là khi "chân " đau thì "tay" băng bó cho "chân",
còn nếu "tay" đau thì "chân" đưa " tay "đi bệnh viện.
Đề : Giải thích ý nghĩa của câu "Lá lành đùm lá rách"
Một hôm em đi chợ, thấy cô bán xôi bọc xôi trong tờ lá rách.
Thế là cô bán hàng bên cho cô một tờ lá lành để bọc lại xôi cho khỏi rơi.
Đó là ý nghĩa của câu lá lành đùm lá rách.
Đề: Em hãy giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh".
Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ.
Câu tục ngữ trên nhằm kêu gọi nhân dân đánh đuổi quân giặc xâm lược.
Đề : Hãy phân tích bài ca dao: "Trên đồng cạn, dưới đồng sâu. Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa".
Đây là cảnh làm nông của một gia đình khá giả. Họ có ít nhất ba thửa ruộng.
Một thửa ruộng do chồng cày, một thửa thì vợ đang cấy và một thửa ruộng đang bừa.
Họ có ít nhất hai con trâu. Một con đi cày, một con đi bừa.
Đề : Hãy đặt câu có từ "đỡ đần".
Vì em chăm học nên em đỡ đần.
Đề : Tả về quê hương.
Quê hương em rất xinh đẹp. Buổi sáng con gà gáy đánh thức mọi người dậy.
Mọi người thức dậy đi ra đồng làm việc. Đến tối mọi người lại về nhà đi ngủ.
Đề : Tả con sông quê em.
Con sông Hàm Luông quê em ngày ngày tấp nập thuyền buồm đi đánh cá.
Trên dòng sông này đã có rất nhiều trẻ em chết đuối vì đi tắm sông mà không biết bơi và không xin phép ba mẹ.
Đề : Em hãy tả buổi sáng ở thành phố.
Sáng nay em mở cửa sổ thấy hai người đạp xe đạp, em định tả nhưng hai người đạp nhanh quá nên em không tả được. Có lẽ họ vội đi mua ve chai vì em còn nhìn thấy sau xe là chiếc bao bố xẹp lép.
Đề: Tả công viên.
Gần nhà em có một cái công viên. Buổi sáng hay có các cụ già đi bộ tập thể dục.
Buổi trưa hay có các bác xe ôm đỗ xe ngủ. Buổi tối hay có các cô chú ngồi ôm nhau.
Đề : Em hãy kể lại câu truyện "Thánh Gióng".
Ngày xửa ngày xưa, đất nước ta sinh ra được một cậu bé Thánh Gióng trông rất là quái nhân, vì đã 3 tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười.
Đột nhiên một hôm giặc tới, Thánh Gióng nhảy tót lên mình ngựa, sau khi đã ăn một bữa cơm khủng khiếp với hàng thúng cà muối mặn mà vẫn không khát nước. Thánh Gióng đánh giặc xong không biết đường về nhà vì chưa ra khỏi nhà lần nào.
Thánh Gióng không biết đi đâu về đâu nên đành phải bay lên trời.
Đề : Tả con đường tới trường.
Con đường đến trường thân yêu của em, em đi mỗi ngày. Đường rất xa khi em đi bộ nhưng lại rất gần khi mẹ chở em bằng xe Honda.
Đề : Tả buổi chào cờ đầu tuần.
Sáng thứ hai tuần nào cũng vậy, trường em lại tổ chức chào cờ.
Đầu tiên là thầy hiệu phó phụ trách lao động lên mắng mỏ một tí.
Sau đó đến lượt thầy hiệu trưởng lên mắng, khi thầy hiệu trưởng mắng, cái cục ở cổ thầy cứ chạy đi, chạy lại.
Đề : Tả một buổi học.
Tùng tùng tùng, tiếng trống vang lên báo hiệu đã đến giờ vào lớp. Không còn cảnh nô nghịch, chạy nhảy nhốn nháo nữa. Các bạn, ai ai vào vị trí của người đó. Sách vở để ngay ngắn trên bàn. Cô giáo bước vào lớp. Học sinh đứng dậy chào cô. Cô mặc chiếc áo dài hoa rất đẹp. Tóc cô thẳng mượt thả đến ngang lưng. Cô đặt chiếc cặp đen lên bàn và cất tiếng dịu dàng: "Hôm nay có ai đóng tiền không?"
Đề : Tả người Thầy em yêu quý nhất.
Thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, Thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. Cả làng cả bản đứng tiễn Thầy vô cùng ngậm ngùi. Riêng em đứng nhìn theo Thầy cho đến khi thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng con chó em mới quay lại bản.
Đề : Tả về cô giáo mà em yêu quý.
Cô giáo em rất đẹp. Cô có vầng trán cao thể hiện sự thông minh. Mái tóc cô dài thướt tha như dòng nước. Nhưng em thích nhất vẫn là cái răng nanh của cô, nó làm cho nụ cười của cô thêm phần quyến rũ. Cô còn hay đọc tập làm văn cho tụi em chép nữa.
Đề: Tả cảnh đêm đông của gia đình em.
Đêm đông, gia đình em quây quần ấm cúng bên bếp lửa hồng. Bố em ngồi đọc báo, mẹ em ngồi đan len, chúng em thì ngồi học bài, còn ông nội bà nội em thì ngồi nói chuyện ở bàn ăn mà ngọn đèn dầu chiếu hình lên trên tường trông giống như hai con khỉ vậy.
Đề: Tả buổi tối ở gia đình em.
Buổi tối, gia đình em sau khi ăn cơm xong thường quây quần bên nhau. Bố em ngồi xem thời sự, mẹ em ngồi khâu quần áo. Em ngồi học bài. Bỗng nhiên mẹ em giật mình và hỏi bố em: "Anh ơi tháng này lĩnh lương chưa?"
Đề: Em hãy miêu tả mùa Xuân.
Mùa xuân ở quê em mở rất nhiều hội. Những ngày ấy trên đường có rất nhiều các ông các bà tay cầm ô đen ô đỏ đứng nói chuyện râm ran như bầy chim líu lo gọi mẹ.
Đề : Tả về một loại quả mà em thích.
Trong thế giới trái cây, em thích nhất là quả dưa hấu, nó có hình dạng giống chiếc đồng hồ treo tường, vỏ của nó mầu xanh, khi bổ ra bên trong mầu đỏ. Khi em cắn quả dưa hấu thì như có một dòng sông chảy qua mồm. Em rất thích ăn dưa hấu.
Đề : Tả ông nội.
(Bái 1 ) Ông nội em đẹp lão lắm, hai mắt ông tròn xoe như hai hòn bi ve, râu ông dài và mượt như chùm hoa bắp ngô, lúc nào đi ông cũng chống gậy giống như hề Sác-lô.
(Bài 2 ) Ông nội em năm nay đã gần 80 tuổi, tóc ông bạc phơ. Cứ đến chiều chiều là ông lại đạp xe đi đánh đề.
( Bài 3 ) Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi : Cơm chín chưa bây?
Đề : Em hãy tả về bà của mình.
( Bái 1 ) Nhà em có nuôi một bà nội suốt ngày ngồi phẩy quạt nhưng ruồi không bay khỏi miệng, mồm luôn dạy cháu phải sạch nhưng bà lại lấy khăn lau bàn để lau ly uống nước.
Bài 2 ) Nhà em có một bà nội, không biết nuôi bà từ lúc nào nhưng khi sinh ra em đã thấy bà rồi. Bà năm nay đã sáu mươi tuổi đầu.
Đề : Tả buổi đi chơi mà em tham gia.
Chủ nhật vừa qua cả nhà em được tổ chức đi Vũng Tàu. Mọi người dậy từ rất sớm để tập hợp lên xe. Đi được một quãng đường mọi người trên xe đều ngủ chỉ trừ bác tài là còn thức vì bác đã uống thuốc chống ngủ.
Đề : Em hãy phân tích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn"
Câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn cho ta thấy nước ta có nguồn nước rất dồi dào. Nước rất quan trọng trong đời sống chúng ta: cây cối cũng cần nước, ví dụ: đậu bắp, động vật cũng cần nước, ví dụ: trâu, bò, gà, vịt... Không có nước thì con người sẽ chết. Câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn làm em liên tưởng đến câu tục ngữ "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nghĩa là ăn quả rồi phải nhớ giữ lại hạt để trồng cây mới.
Đề : Bình luận câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn".
Uống nước nhớ nguồn là khuyên chúng ta phải nên tiết kiệm nước,
khi tắm phải từ từ, không được xối ào ào...
Đề : Giải thích câu thành ngữ "Anh em như thể tay chân"
Anh em như thể tay chân nghĩa là khi "chân " đau thì "tay" băng bó cho "chân",
còn nếu "tay" đau thì "chân" đưa " tay "đi bệnh viện.
Đề : Giải thích ý nghĩa của câu "Lá lành đùm lá rách"
Một hôm em đi chợ, thấy cô bán xôi bọc xôi trong tờ lá rách.
Thế là cô bán hàng bên cho cô một tờ lá lành để bọc lại xôi cho khỏi rơi.
Đó là ý nghĩa của câu lá lành đùm lá rách.
Đề: Em hãy giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh".
Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ.
Câu tục ngữ trên nhằm kêu gọi nhân dân đánh đuổi quân giặc xâm lược.
Đề : Hãy phân tích bài ca dao: "Trên đồng cạn, dưới đồng sâu. Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa".
Đây là cảnh làm nông của một gia đình khá giả. Họ có ít nhất ba thửa ruộng.
Một thửa ruộng do chồng cày, một thửa thì vợ đang cấy và một thửa ruộng đang bừa.
Họ có ít nhất hai con trâu. Một con đi cày, một con đi bừa.
Đề : Hãy đặt câu có từ "đỡ đần".
Vì em chăm học nên em đỡ đần.
Đề : Tả về quê hương.
Quê hương em rất xinh đẹp. Buổi sáng con gà gáy đánh thức mọi người dậy.
Mọi người thức dậy đi ra đồng làm việc. Đến tối mọi người lại về nhà đi ngủ.
Đề : Tả con sông quê em.
Con sông Hàm Luông quê em ngày ngày tấp nập thuyền buồm đi đánh cá.
Trên dòng sông này đã có rất nhiều trẻ em chết đuối vì đi tắm sông mà không biết bơi và không xin phép ba mẹ.
Đề : Em hãy tả buổi sáng ở thành phố.
Sáng nay em mở cửa sổ thấy hai người đạp xe đạp, em định tả nhưng hai người đạp nhanh quá nên em không tả được. Có lẽ họ vội đi mua ve chai vì em còn nhìn thấy sau xe là chiếc bao bố xẹp lép.
Đề: Tả công viên.
Gần nhà em có một cái công viên. Buổi sáng hay có các cụ già đi bộ tập thể dục.
Buổi trưa hay có các bác xe ôm đỗ xe ngủ. Buổi tối hay có các cô chú ngồi ôm nhau.
Đề : Em hãy kể lại câu truyện "Thánh Gióng".
Ngày xửa ngày xưa, đất nước ta sinh ra được một cậu bé Thánh Gióng trông rất là quái nhân, vì đã 3 tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười.
Đột nhiên một hôm giặc tới, Thánh Gióng nhảy tót lên mình ngựa, sau khi đã ăn một bữa cơm khủng khiếp với hàng thúng cà muối mặn mà vẫn không khát nước. Thánh Gióng đánh giặc xong không biết đường về nhà vì chưa ra khỏi nhà lần nào.
Thánh Gióng không biết đi đâu về đâu nên đành phải bay lên trời.
Đề : Tả con đường tới trường.
Con đường đến trường thân yêu của em, em đi mỗi ngày. Đường rất xa khi em đi bộ nhưng lại rất gần khi mẹ chở em bằng xe Honda.
Đề : Tả buổi chào cờ đầu tuần.
Sáng thứ hai tuần nào cũng vậy, trường em lại tổ chức chào cờ.
Đầu tiên là thầy hiệu phó phụ trách lao động lên mắng mỏ một tí.
Sau đó đến lượt thầy hiệu trưởng lên mắng, khi thầy hiệu trưởng mắng, cái cục ở cổ thầy cứ chạy đi, chạy lại.
Đề : Tả một buổi học.
Tùng tùng tùng, tiếng trống vang lên báo hiệu đã đến giờ vào lớp. Không còn cảnh nô nghịch, chạy nhảy nhốn nháo nữa. Các bạn, ai ai vào vị trí của người đó. Sách vở để ngay ngắn trên bàn. Cô giáo bước vào lớp. Học sinh đứng dậy chào cô. Cô mặc chiếc áo dài hoa rất đẹp. Tóc cô thẳng mượt thả đến ngang lưng. Cô đặt chiếc cặp đen lên bàn và cất tiếng dịu dàng: "Hôm nay có ai đóng tiền không?"
Đề : Tả người Thầy em yêu quý nhất.
Thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, Thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. Cả làng cả bản đứng tiễn Thầy vô cùng ngậm ngùi. Riêng em đứng nhìn theo Thầy cho đến khi thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng con chó em mới quay lại bản.
Đề : Tả về cô giáo mà em yêu quý.
Cô giáo em rất đẹp. Cô có vầng trán cao thể hiện sự thông minh. Mái tóc cô dài thướt tha như dòng nước. Nhưng em thích nhất vẫn là cái răng nanh của cô, nó làm cho nụ cười của cô thêm phần quyến rũ. Cô còn hay đọc tập làm văn cho tụi em chép nữa.
Đề: Tả cảnh đêm đông của gia đình em.
Đêm đông, gia đình em quây quần ấm cúng bên bếp lửa hồng. Bố em ngồi đọc báo, mẹ em ngồi đan len, chúng em thì ngồi học bài, còn ông nội bà nội em thì ngồi nói chuyện ở bàn ăn mà ngọn đèn dầu chiếu hình lên trên tường trông giống như hai con khỉ vậy.
Đề: Tả buổi tối ở gia đình em.
Buổi tối, gia đình em sau khi ăn cơm xong thường quây quần bên nhau. Bố em ngồi xem thời sự, mẹ em ngồi khâu quần áo. Em ngồi học bài. Bỗng nhiên mẹ em giật mình và hỏi bố em: "Anh ơi tháng này lĩnh lương chưa?"
Đề: Em hãy miêu tả mùa Xuân.
Mùa xuân ở quê em mở rất nhiều hội. Những ngày ấy trên đường có rất nhiều các ông các bà tay cầm ô đen ô đỏ đứng nói chuyện râm ran như bầy chim líu lo gọi mẹ.
Đề : Tả về một loại quả mà em thích.
Trong thế giới trái cây, em thích nhất là quả dưa hấu, nó có hình dạng giống chiếc đồng hồ treo tường, vỏ của nó mầu xanh, khi bổ ra bên trong mầu đỏ. Khi em cắn quả dưa hấu thì như có một dòng sông chảy qua mồm. Em rất thích ăn dưa hấu.
Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011
Cuộc hội ngộ kỳ....cục
10 giờ sáng ngày 01//09/2011.
Qua điện thoại của Anh Trương Bình thông báo cho Anh Đức và Tôi phải có mặt tại điểm là quán " Xuân Sơn " lý do gì sẽ biết sau...???! gần một giờ đồng hồ cỡi xe gắn máy tìm kiếm điểm hội ngộ tại khu vực " ao rau muống " chỗ ấp Thánh mẫu, nhưng thật không biết cái quán này nằm ở chỗ nào !
Điện thoại qua lại mà vẫn không tìm thấy, cuối cùng Tôi và anh Đức phải vào thẳng nhà của vị chính quyền của khu phố Phú An hỏi thăm thì mới biết được địa điểm .
Qua phút xã giao ban đầu, những vị đón chúng tôi trách là đợi quá lâu. Chúng tôi phân trình là tìm kiếm địa điểm mãi nhưng không tìm thấy.
Thì ra là có nhầm lẫn trong đối thoại điện đàm, địa điểm là : " Quán phở Sơn Giang " nhưng Anh Đức lại nghe nhầm là " Quán Xuân Sơn " Thật là.... trễ " một giây " bị hao đi " một xị ".
Mọi việc rồi cũng ổn , thế là chúng tôi cùng ngồi vào bàn họp 4 bên ( Anh Trương Bình, Anh Hiếu, Anh Đức và Tôi ) tại quán phở " Sơn Giang " trên đường Trần Phú, Thị xã Bình Long. Chắc vì thấy chúng tôi quá nhiệt tình với " rượu " hay sao mà quán này ngoài chúng tôi ra, không có người khách nào ghé vào quán cả ?!.
Thôi ! Mackeno, ta cứ tới....tới luôn bác tài ! Cuộc họp kéo đến gần 1 giờ trưa thì...các cử tọa....hết uống nổi.....thôi tan hàng... cố gắng...lết....về..tổ .
(xin mời xem tý hình ảnh của các " Tửu diện "
( Anh Hiếu - Anh Trương Bình )
( Tác phẩm nghệ thuật 1/2 ống kính của Anh Hiếu " Anh Trương Bình và Tôi"
( Trâu điên ngày xưa...Hữu Đức ngày nay )
( Trông giống " Nhân vật năm Ất Dậu " quá )
Qua điện thoại của Anh Trương Bình thông báo cho Anh Đức và Tôi phải có mặt tại điểm là quán " Xuân Sơn " lý do gì sẽ biết sau...???! gần một giờ đồng hồ cỡi xe gắn máy tìm kiếm điểm hội ngộ tại khu vực " ao rau muống " chỗ ấp Thánh mẫu, nhưng thật không biết cái quán này nằm ở chỗ nào !
Điện thoại qua lại mà vẫn không tìm thấy, cuối cùng Tôi và anh Đức phải vào thẳng nhà của vị chính quyền của khu phố Phú An hỏi thăm thì mới biết được địa điểm .
Qua phút xã giao ban đầu, những vị đón chúng tôi trách là đợi quá lâu. Chúng tôi phân trình là tìm kiếm địa điểm mãi nhưng không tìm thấy.
Thì ra là có nhầm lẫn trong đối thoại điện đàm, địa điểm là : " Quán phở Sơn Giang " nhưng Anh Đức lại nghe nhầm là " Quán Xuân Sơn " Thật là.... trễ " một giây " bị hao đi " một xị ".
Mọi việc rồi cũng ổn , thế là chúng tôi cùng ngồi vào bàn họp 4 bên ( Anh Trương Bình, Anh Hiếu, Anh Đức và Tôi ) tại quán phở " Sơn Giang " trên đường Trần Phú, Thị xã Bình Long. Chắc vì thấy chúng tôi quá nhiệt tình với " rượu " hay sao mà quán này ngoài chúng tôi ra, không có người khách nào ghé vào quán cả ?!.
Thôi ! Mackeno, ta cứ tới....tới luôn bác tài ! Cuộc họp kéo đến gần 1 giờ trưa thì...các cử tọa....hết uống nổi.....thôi tan hàng... cố gắng...lết....về..tổ .
(xin mời xem tý hình ảnh của các " Tửu diện "
( Anh Hiếu - Anh Trương Bình )
( Tác phẩm nghệ thuật 1/2 ống kính của Anh Hiếu " Anh Trương Bình và Tôi"
( Trâu điên ngày xưa...Hữu Đức ngày nay )
( Trông giống " Nhân vật năm Ất Dậu " quá )
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)