Niềm Vui Dâng Tặng Cho Đời,
Nỗi Buồn Xin Gởi Mây Trời Mang Đi

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Hình Ảnh Quí Hiếm

Mời xem những hình ảnh không phải ai cũng có thể gặp !
Những nghệ sĩ hề cầm cương........


Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

SHOP ( made in China )

Mời bà con muốn đi thăm Ông - Bà sớm trước Sổ Thiên Tào, xin mại vô mua hàng " giả ' giá rẻ như bèo xuất xứ ( made in China ) của bổ tiệm.


. Mật ong giả : 
Rất nhiều lô sản phẩm mật ong giả từ Trung Quốc đã được xuất khẩu sang Ấn Độ và Mỹ. Mật ong giả là kết quả của quá trình pha chế nước đường, mạch nha, ngô và sirô gạo, đường thốt nốt, chất làm ngọt cùng với một số loại hương liệu để có mùi đặc trưng của mật ong.

   Những vụ bê bối thực phẩm chấn động Trung Quốc
     ( Ngọt như đường cát....nát như đường.....ruột )


. Thịt bò giả : 
Để hạ giá thành thịt bò xuống thấp hơn cả thịt gà và thịt lợn, người Trung Quốc chỉ cần 90 phút là thực hiện xong màn "ảo thuật" này. Loại thịt bò giả trông rất bắt mắt và khó bị phát hiện. Họ ướp thịt lợn với chất hóa học, hương liệu và chất làm bóng. Loại thịt bò giả có thể gây ngộ độc nhẹ cho nội tạng của con người, dẫn đến triệu chứng dị dạng hay thậm chí là ung thư.

Những vụ bê bối thực phẩm chấn động Trung Quốc

    ( Nếu nấu phở , gọi là phở bò Kobe chính hiệu con nai...chì )
. Gạo giả
Loại gạo giả có hình thức trong suốt, bóng mỡ màng nên người tiêu dùng khó phân biệt với gạo thật. Nhựa thông công nghiệp và khoai tây hoặc khoai lang là nguyên liệu chính để tạo ra thứ gạo giả độc hại. Khi nấu chín, gạo giả không cho những hạt cơm dẻo, thơm mà trở nên cứng và rất dai. Ăn ba bát cơm từ gạo giả, tương đương với việc bạn đã nuốt một túi ni-lông lớn.
Những vụ bê bối thực phẩm chấn động Trung Quốc
         
         ( Rất tiết kiệm trong thời buổi giá cả tăng vọt)

. Trứng giả
Trứng gà nhân tạo bao gồm các chất hóa học, axít alginic, kali, canxi clorua, gelatin, dầu hỏa, màu nhân tạo và nước. Vỏ trứng làm từ phấn, rồi luộc bằng nước tiểu của trẻ em để tạo màu vàng và độ sần cho vỏ.
Chúng được bán lẫn cùng với trứng thật ở Trung Quốc. Và đây có lẽ là loại thực phẩm được làm giả phổ biến nhất ở nước này. Ăn trứng giả có thể gây mất trí nhớ hoặc tâm thần phân liệt.
Những vụ bê bối thực phẩm chấn động Trung Quốc
( Lòng đỏ trứng gà giả không tan khi dùng tay chạm trực tiếp , rất lợi dùng để làm nhân bánh......trung thu ) 
. Bánh bao nhân bìa các tông :( Xin cáo lỗi bổn tiệm hết hàng....nên khôngcó hình đăng )
Bìa các tông băm nhỏ, trộn với hóa chất công nghiệp, gia vị và mỡ lợn, là thành phần chính trong những chiếc bánh bao bốc khói nghi ngút được bày bán ở khắp Bắc Kinh (Trung Quốc).
                  
. Bột khoai lang làm từ dầu hỏa
Bột khoai lang là phụ gia làm mềm thịt, được sử dụng rất nhiều trong các món xào, hầm ở Trung Quốc. Trong một trang trại lợn cũ, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Đông đã thu giữ hàng loạt kg bột khoai lang giả làm từ ngô, mực viết và dầu hỏa.  Mỗi ngày, xưởng cho ra lò một tấn bột khoai giả, đem bán cho nhà hàng các tỉnh lân cận.
Những vụ bê bối thực phẩm chấn động Trung Quốc
( Thật tiện lợi, vì không phải lo đâu vào của nguyên liêu, nếu gặp trường hợp....." Người Nông Dân Nổi Dậy " không cung cấp kịp)
. Rượu vang giả
Tại một số cửa hàng nhỏ ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, nhà chức trách đã phát hiện 420.000 chai vang Pháp giả. Thậm chí 5.397 chai vang giả này đã được đưa tới bán tại một số siêu thị. Các cuộc điều tra cho thấy mỗi chai vang giả này chỉ tốn 1,10 USD để sản xuất. Chúng được dán mác rượu vang đỏ Castel, vốn có giá 158 USD mỗi chai. Màu rượu trông giống hàng xịn, nhưng kiểm tra cho thấy rượu làm từ hóa chất và không có chút nho nào trong thành phần của nó.
Những vụ bê bối thực phẩm chấn động Trung Quốc
( Giảm được ngân sách quốc gia , vì không phải nhập cảng rượu vang từ Pháp ) 
. Tai lợn làm từ nhựa
Báo chí Trung Quốc mới đây đưa tin, người dân thành phố Cám Châu, Giang Tây, Trung Quốc đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện món tai lợn nhân tạo nghi được làm từ nhựa và gelatin.
Những vụ bê bối thực phẩm chấn động Trung Quốc
( Bảo đảm thế giới sẽ không sợ bị  " Dịch tai xanh " từ lợn ) 

. Dầu ăn làm từ nước cống và rác thải
Hàng loạt cơ sở sản xuất dầu ăn trái phép tại Trung Quốc đã ngang nhiên vớt dầu cặn từ cống rãnh và thức ăn thừa trong rác thải từ các nhà hàng, mang về lọc lấy dầu thành phẩm và phù phép thành những chai dầu ăn “mới keng” để tung ra thị trường.
Những vụ bê bối thực phẩm chấn động Trung Quốc
( Áp dụng cao phương thức tái chế nguyên liệu phế thải )
. Nước tương làm từ tóc người : ( Bổn tiệm đã hết hàng.....)
Thành phần chính làm nên nước tương là amino acid - được chế biến từ tóc của con người, thu nhặt từ các tiệm uốn tóc, các đống rác thải ra từ các bệnh viện ở nhiều nơi trong nước Trung Quốc. Dĩ nhiên loại tóc này rất dơ bẩn và không vệ sinh chút nào vì người ta bỏ lẫn lộn trong các rác rưởi gồm bao ngừa thai, ống và kim chích, bông gòn đã được sử dung của bệnh viện và các băng vệ sinh của phụ nữ.
Nguyên do người ta sử dụng tóc người để làm nước tương là vì nguyên liệu này rất rẻ, nhờ thế giá thành của nước tương cũng rẻ theo nên có thể cạnh tranh dễ dàng với những loại nước tương thật khác. Hơn nữa tóc của con người chứa dồi dào protein hơn đậu nành và lúa mì, khi làm thành nước tương lại có mùi vị thơm ngon hơn.


* Ghi chú :  Bổn tiệm còn rất nhiều mặt hàng " thượng vàng - hạ cám " rất ư là....khủng khiếp từ  xứ ( made in China ) . Nếu quí khách hàng cần . Xin gởi email, bổn tiệm sẽ cung cấp, bảo đảm dỏm 100% chất lượng .


Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

GIÓ ĐƯA CÂY CẢI......


Nghe câu ca dao, chạnh nhớ về một điển tích nước Nam.

Ầu ơ...
Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay!
 

Có ra Côn Đảo,  mới cảm nhận được hết cái bi thương của câu ca dao đó. Ngoài ý nghĩa của sự khổ đau khó nhọc trong cảnh chia lìa người thân, câu ca dao còn gắn liền với lòng yêu nước và sự tiết hạnh của người phụ nữ nước Nam.
 Tục truyền  : Chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi, ông đã chạy ra đảo Côn Lôn (đảo chính của Côn Đảo), mang theo vợ con và mớ tàn quân. Để thực hiện ý đồ đánh bại Tây Sơn, ông đã quyết định đưa hoàng tử Hội An (tên tục là Cải) làm con tin cùng cố đạo Bá Đa Lộc (Pierre Pigneaux) sang Pháp cầu viện. Mẹ của hoàng tử Hội An là bà phi Yến (tên tục là Lê Thị Răm) hết sức can ngăn, mong chồng đừng làm việc "cõng rắn cắn gà nhà" để người đời chê trách. Chúa Nguyễn Ánh không nghe mà nghi bà có ý thông đồng với Tây Sơn nên tống giam bà vào hang đá ở đảo Côn Lôn Nhỏ (nay tên là Hòn Bà).
Ngay sau đó, quân Tây Sơn truy đuổi tới nơi, Nguyễn Ánh rút chạy về đảo Phú Quốc, bỏ lại bà phi Yến trong hang đá. Lên thuyền, không thấy mẹ đâu, hoàng tử Hội An mới 4 tuổi đã khóc lóc đòi mẹ theo hoặc ở lại với mẹ. Chúa Nguyễn Ánh tức giận cho là đồ phản phúc nên ném hoàng tử xuống biển, xác trôi dạt vào đảo Côn Lôn. Người dân ở đây đem xác cậu chôn cất và lập miếu thờ.

 (Miếu Cậu, phía sau là mộ cậu Cải) 

Bà phi Yến thì được con vượn bạch và con hắc hổ cứu đem về làng. Bà sống ở làng chăm nom mộ cậu, tưởng đã bình yên... Nhưng trong một dịp lễ trai đàn của làng, bà bị một tên đồ tể giở trò, và bà đã tuẫn tiết để giữ tròn tiết hạnh. 
Dân làng lập miếu thờ bà bênh cạnh hồ An Hải và hằng năm tổ chức giỗ Bà vào ngày 18 tháng 10 âm lịch.







(Bàn thờ bên trong An Sơn Miếu, tức Miếu Bà)

Trong Miếu Bà, bên cánh tả có đề "quốc thái dân an", bên cánh hữu có đề "phong điều vũ thuận" (mưa thuận gió hoà). Người dân ở đây đã mượn cái đức độ của Bà mà cầu sự yên lành cho nước non bá tánh. 

Thời thế mà Miếu Bà được đặt là An Sơn Miếu, hồ bên cạnh là hồ An Hải, và biển bên dưới là bãi An Hội .

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

CÁI CHẾT TỪ TỪ


Ở Việt Nam đã có những cái chết " từ từ " dành cho dân nhậu, khi uống rượu được  nấu  bằng men sản xuất từ Trung Quốc !
Hiện nay tệ trạng nhậu nhẹt tràn lan đã không còn là một hiện tượng nữa, tình trạng này đang hủy diệt con người nhanh hơn, vì người nấu rượu đã nhập một loại men rượu sản xuất từ Trung Quốc, có giá rất rẻ mà sản xuất ra số lượng rượu nhiều hơn.
Cho đến nay, có thể nói rằng đàn ông Việt Nam tuổi từ 18 trở lên, khó mà tìm được người không biết uống rượu. Ngoại trừ là do chuyện cấm kỵ ở một số tín đồ tôn giáo tuyệt đối không dùng rượu bia, số còn lại có thể nhậu từ 2 đến 5 lần một tuần, thậm chí 7 lần một tuần.
Hiện nay nguy cơ chết vì rượu cũng rất cao, nhất là giới dân nghèo, bởi rượu họ đang uống các loại rượu nấu từ men Trung Quốc, một loại men chiết xuất rượu trực tiếp từ gạo, không qua nấu nướng, rất mất vệ sinh và nguy hiểm cho sức khỏe.
Nấu rượu dùng men Trung Quốc có lãi gấp hai lần men gia truyền Việt Nam . Trước đây, một ang gạo, tức khoảng 8 ký nấu lên, ủ men, sau đó thành hèm, phải chờ ít nhất là 5 đến 7 ngày nhưng chỉ được khoảng 8 lít rượu.
Bây giờ thì khác, lượng rượu gấp đôi, bỏ mối mỗi lít 15 ngàn đồng, người ta bán lại từ 18 đến 20 ngàn đồng, đó là chưa nói đến chuyện pha thêm rượu cồn công nghiệp để thu thêm tiền . Được biết nấu rượu bằng men Trung Quốc,  không cần phải độn, phải pha gì hết, chỉ cần đổ nước vào gạo cho ướt, không cần vo, vì vo sạch sẽ mất nhiều rượu. Sau đó trộn men vào. Một lạng men chưa tới mười ngàn đồng. Ủ xong đậy để đó, 3 ngày sau là gạo nở ra thành một khối cơm, tha hồ mà nở ! Lúc này bỏ vào nồi, đổ nước vào rồi chưng cất. Lượng rượu nhiều vô kể, trước đây nấu rượu lãi rất ít, phần lớn là lấy hèm nuôi heo. Bây giờ thì khác, vừa nuôi heo, vừa kiếm lãi, mỗi ngày kiếm được cũng cả vài trăm ngàn đồng. 
Một người mỗi tuần nấu được năm trăm lít rượu, nhưng chưa bao giờ có đủ rượu để bỏ cho các quán. Thời buổi bây giờ, ngoài đi làm kiếm cơm ra, chẳng có gì vui ngoài chuyện chiều chiều chui vào quán rượu. Tiền ít thì uống rượu gạo, tiền nhiều thì uống bia. Nhưng hơn 80% khách nhậu bình dân uống rượu gạo là chính, giá rẻ, uống mau say . Người nấu vẫn biết là nấu rượu bằng men Trung Quốc rất nguy hiểm, vì nó quá mất vệ sinh, nhưng không theo kịp thì xã hội nó đạp mình xuống !
Số người bị ngộ độc sau khi nhậu rất nhiều là do rượu. Rồi thêm chuyện dân nghiện rượu nặng, chừng 2 giờ đồng hồ phát thèm một lần, vào quán mua 2 ngàn đồng, nốc ực xong rồi đi. Nếu không có rượu, mắt mờ, tay chân run, nặng hơn một chút là phều nước bọt. Chuyện đánh nhau chết người do rượu cũng nhiều không kể xiết .
Số người bị đau gan ở độ tuổi trung niên đều là đàn ông, hoặc là xơ gan, ung thư gan… Nói chung là gan ! Những năm gần đây bệnh này xuất hiện rất cao. Mà men Trung Quốc cũng xuất hiện từ thời điểm đó đến giờ. Phần lớn người bệnh gan chết là do uống rượu. Cái chết của rượu là cái chết chậm, nó không chết liền như những thứ khác. Nó từ từ biến cơ thể thành một ổ bệnh. Và khi đã bệnh, con người trở nên chán chường và cáu gắt, ảnh hưởng đến người thân không ít . Thậm chí, một người bệnh gan vì rượu, trước khi chết có thể làm cho gia đình anh ta chết vài ba lần trước khi anh ta nhắm mắt tắt thở. Không có gì nguy hại bằng rượu.
Những thương lái nhập lậu men rượu từ Trung Quốc về Việt Nam , chạy dài từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi . Mỗi tháng bỏ mối chừng 10 tấn men các loại, từ men rượu nếp cho đến men rượu gạo, rượu sắn, rượu mía. Trong đó, men rượu gạo chiếm chừng 85% . Cứ theo công thức : một tấn men cho ra chừng trăm tấn hèm rượu và cho ra chừng ba chục tấn rượu. Như vậy sẽ có ba trăm tấn rượu, tương đương ba trăm ngàn lít. Nếu như chín người bỏ mối sẽ sản xuất chừng hai triệu bảy trăm ngàn lít rượu được tiêu thụ  mỗi tháng, tính ra nhiều hơn cả số lượng bia .
Số lượng men Trung Quốc tuồn vào miền nam gấp ba lần, đặc biệt là Sài Gòn. Vì Sài Gòn là một cái quán nhậu vĩ đại của Việt Nam . Hà Nội thì khác, số lượng bia và rượu ngon cao cấp tiêu thụ nhiều, chứ số rượu dỏm thì chỉ có khu ổ chuột, nên men Trung Quốc không có đất dụng võ ở Hà Nội.
“ Chính sách ngu dân “ của người Pháp dành cho người Việt trước đây, cũng lấy rượu làm quốc sách. Bây giờ, không hiểu sao người Việt chúng ta lại dễ dàng áp dụng “ chính sách ngu dân “ ở ngay trên đất nước mình !?
 Chuyện về rượu và men Trung Quốc còn khá dài. Nhưng có thể nói là nó đã ngấm sâu vào huyết mạch và não bộ của người Việt Nam và nó phát tác như thế nào thì cứ nhìn vào những người nghiện rượu thì sẽ biết !

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

THẾ HỆ BÁNH MÌ KẸP



Tôi ra đời giữa hai cuộc chiến, giữa một “ trăm năm đô hộ giặc Tây và hai mươi năm nội chiến từng ngày”. Sau đó, tôi được đi du học và tôi đã sống “vô tư lự” bên trời Âu sung túc trong khi khói lửa vẫn ngập trời nơi quê nhà. 
Giờ đây, bom đạn đã ngừng tiếng nhưng một lần nữa, gia đình tôi đã phải cuốn gói rời bỏ quê hương và mấy triệu người Việt Nam bỗng nhiên phải sống tản mác trên toàn thế giới như những cây bị bật rễ, ở những chốn dung thân như Mỹ, Gia Nã Đại, Pháp, Úc… 
Phần mất mát vần còn đó, nguyên vẹn, ít ra đối với bố mẹ chúng tôi và chúng tôi, thế hệ đầu của những người di dân. Một thế hệ “nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi”, lơ lửng giữa không gian quê hương, chơi vơi giữa thời gian thế hệ, lạc lõng trong tâm tư văn hoá.  
 Một thế hệ “bánh mì kẹp ! 
            Những người di dân này, ngày hôm nay mang sổ thông hành Mỹ, Pháp, Úc… nhưng vẫn chỉ là Mỹ (Pháp, Úc…) giấy, phần đông tiếng Mỹ (Pháp, Úc…) vẫn còn baxí, ba tú, miệng vẫn hôi mùi nước mắm chứ không hôi hamburger hay camembert, vẫn không có bạn bè Mỹ (Pháp, Úc…) mà chỉ sống quanh quẩn với nhau, tụ tập nơi những thương xá, chợ búa Á Đông, hay rủ nhau “party”, ăn uống, karaoke với nhau. 
Những người Mỹ (Pháp, Úc…) gốc Việt này đã đi tìm một nơi nương tựa để sống “tạm bợ” nơi xứ người mà trong thâm tâm còn cố tưởng tượng như mình đang sống ở quê nhà, và lúc nào có dịp, có phương tiện là lại vù về Việt Nam, một số để “hưởng thụ”, nhưng phần lớn vẫn vì nhớ nhà.
Tôi không nhớ ai đã có nói: 
“Ma patrie, c’est là où je suis heureux” (Quê hương tôi là nơi chốn nào tôi sống hạnh phúc) 
              Tôi muốn tin ông lắm, tôi cũng muốn tự an ủi mình lắm, nhưng tiếng gọi của cội nguồn réo rắt lắm, ông ơi. Tôi cứ ngỡ quê hương là nơi chôn nhau, cắt rốn, là nguồn, là cội, là gốc, là rễ cơ mà ?
Ở hải ngoại, đương-nhiên chúng tôi được tự do, phần đông được ăn sung, mặc sướng, đủ tiền mua nhà, chăm lo cho con cái ăn học, đi shopping hay du ngoạn đây đó… Đời sống này, nhiều đồng bào ta nơi quê nhà khó mong mỏi có được, và tôi thừa hiểu chúng tôi « hạnh phúc » hơn rất nhiều người lắm. Tôi không dám than thân, trách phận hay phân bì với ai cả, chẳng qua nơi đây, tôi chỉ nói lên tâm sự u uẩn những người tha hương chúng tôi mà thôi. 
              Nhất là trong trường hợp tôi, hiện đang mang hai quốc tịch : Pháp và Mỹ, sống bên Mỹ nhưng tim vẫn còn « vọng Nam », tâm vẫn còn hướng về Pháp, đôi khi vẫn nhớ về khung trời Bỉ Quốc. Những nơi tôi đã sống, làm sao tôi có thể xóa quên được ?
Kẹp giữa hai quê hương
Quê hương như người mẹ đã bụng đau, dạ chửa cho tôi ra đời, nuôi-nấng, dậy dỗ tôi nên người, và quê hương thứ hai, thứ ba là những bà mẹ đã mở rộng vòng tay, đón nhận tôi khi tôi không còn chỗ đứng dưới ánh mặt trời. 
Ơn nghĩa này, chúng tôi không quên (từ ngày sang Mỹ, năm 1975, bố mẹ tôi năm nào cũng gửi chút quà giáng-sinh cho gia-đình ông sĩ-quan Mỹ đã giúp nhà tôi sang Mỹ, và sau khi bố tôi mất, mẹ tôi vẫn tiếp tục gửi, mặc dù người ân nhân này đã mấy lần đề nghị nên thôi gửi quà). 
Tôi cảm quí những bà « mẹ nuôi » lắm, tôi lại càng xót-thương Mẹ Việt Nam, quê hương đau khổ. Ôi, quê hương tôi đâu ? Mỹ, Pháp, Úc… ? Hay vẫn là Việt Nam muôn thuở ? 

Kẹp giữa hai nền Văn hoá
           Ngày hôm nay, tôi đã lục tuần nhưng tôi đã chỉ được sống ở quê nhà có mười tám năm. (Tôi đã mất mát quá nhiều rồi.)
Bao nhiêu năm tháng sống bên Pháp, bên Bỉ, đã rèn đúc tôi với một lối suy luận, một cách ăn nói, một cách cư xử xã giao, một nền văn hoá mà tôi hãnh diện mang bên cạnh văn hoá của mình, Qua bao năm tháng đó, tiếng Pháp đã dần dà trở thành tiếng tôi thông dụng nhất, ngay cả để diễn tả những tâm trạng sâu thẳm nhất của mình.
             Tuy nhiên, bao nhiêu năm tháng đó chỉ có thể thấm vào cái vỏ bên ngoài, chỉ có thể thay đổi hình-dạng và cử-chỉ của tôi, chỉ có thể tạo nơi tôi những sở thích ăn mặc, đi đứng, nói chuyện, chỉ có thể tạc lên cái “Tôi” bên ngoài.
             Tất cả những năm tháng đó không hề thay đổi nước da hay sắc tóc tôi (tóc tôi chỉ có thể bạc trắng với thời-gian), không hề lay chuyển âm điệu tiếng mẹ đẻ của tôi, không hề làm suy sút kho tàng văn hoá tổ tiên tôi hay nền giáo dục bố mẹ tôi.
Nước Pháp đã ban thêm cho tôi một nền văn hoá, nhưng không hề thay thế nền văn hoá của tôi.
            Nhưng có lẽ đó cũng là nỗi khổ tâm của tôi, nỗi khổ tâm của những người di dân trong thế hệ đầu ? Cây cối làm sao sống thiếu gốc rễ ? Con người ta làm sao sống thiếu cội nguồn? Làm sao tôi có thể vui sướng bên ngoài khi bên trong trống vắng?
            Tôi có thể thích pot au feu hay bouillabaisse nhưng bao giờ tôi cũng vẫn thèm một tô phở đặc biệt, tái nạm, gầu, gân, sách, sụn. 
            Tôi có thể mê một chai Saint Emilion hay một chai Volnay nhưng tôi vẫn nhớ hương vị mấy chai la ve “33” của “Brasseries et Glacières d’Indochine” (BGI)

            Tôi có thể viết tiếng Pháp giỏi hơn người Pháp trung bình, nhưng tim tôi bao giờ cũng rung động khi tôi được đánh dấu hỏi, dấu ngã. 
            Tôi có thể thích xem phim “action” Mỹ hay nghe Claude Barzotti hát nhưng tôi vẫn thích xem phim bộ… Đại-Hàn (Việt-Nam tôi làm gì có phim hay ?), nhưng tôi vẫn thấy thấm thía hơn khi tôi nghe nhạc Việt, tôi vẫn truyền cảm hơn khi hát tiếng Việt.
            Tôi có thể ngoảnh lại nhìn một cô đầm tóc vàng, mắt xanh nhưng tôi chỉ có thể hạnh phúc với người đàn bà gọi tôi bằng “Mình ơi !”.
           Chỉ vì đó là văn hoá dân tộc nằm trong máu, trong xương tủy tôi, vì đó là giáo dục bố mẹ, ông bà tôi đã truyền lại cho tôi, vì đó là vết tích của mấy ngàn năm lịch sử.
           Chỉ vì tôi là người Việt Nam.
 Kẹp giữa hai thế hệ 
            Bố mẹ chúng chúng tôi và chúng tôi cùng một làn sóng di cư (cho dù trong số chúng tôi có những người đã đi trước) nhưng hai điều khổ tâm cũng có điều khác biệt. 
Quả thật vậy, chúng tôi vẫn cùng một nền văn hoá với bố mẹ, cùng một nền giáo dục do cha ông truyền lại. Bố mẹ chúng tôi vẫn được sống với chúng tôi như lúc còn ở Việt Nam, với nền tảng Phật-Lão-Khổng, cùng một nhân sinh quan, cùng một đạo làm người. Chúng tôi vẫn nói tiếng Việt với bố mẹ, tiếp tục yêu thương, kính nể bố mẹ, để tiếp tục lưu truyền phong tục, tập quán. 
Trong khi chúng tôi giờ bắt buộc phải chấp nhận văn hoá con cháu chúng tôi như một văn hoá ít nhiều là ngoại Việt. Vì sự lưu truyền đó sẽ gián đoạn từ đây. Con cái chúng tôi đã bắt đầu nói một thứ tiếng khác và những điều chúng tôi cố gắng răn dậy con cái khó lọt qua được màng lưới thế giới bên ngoài. 
Tôi đã được chứng kiến một cảnh tượng mà tôi không bao giờ quên được! : “ Hôm đó, một người bạn có tổ chức một buổi tiệc họp mặt với hơn sáu mươi bạn hữu để ăn uống, hát hò, nhẩy đầm. Về khuya, chúng tôi tạm ngưng chương trình để ăn một bát cháo gà cho ấm bụng và lấy sức chơi tiếp.
 Lúc đó, đứa con trai chủ nhà từ trên lầu đi xuống với mấy đứa bạn, bật máy truyền hình lên và nằm xem, ngay giữa sàn nhẩy. Chúng tôi đã bị “chiếm đất” và đợi một lúc, không thấy tình hình biến chuyển, quan khách lần lượt xin kiếu từ. “
Tôi á khẩu. Làm sao tôi có thể tưởng tượng được cảnh này, với nền giáo dục của tôi ? Hôm đó, tôi đã chợt hiểu nền “độc tài” của con trẻ trong cái “ quốc gia tự do nhất thế giới” này ! Nhưng điều tôi phân vân nhất là trong tình trạng đó, hai vị chủ nhà, nghĩa là bố mẹ cậu trai trẻ đó, không hề lên tiếng can thiệp, hầu như làm ngơ, không nhìn thấy điều gì cả !? 
Trong khi tôi, đầu đã bạc phơ mà mỗi lần sang thăm nhà, Mẹ bảo tôi cạo râu hay đi cắt tóc là tôi vui vẻ làm ngay, chỉ để vâng lời Mẹ, để cho Mẹ vui. Ngược lại, bên Mỹ này, con gái mới mười lăm tuổi đã đánh mắt, thoa son đi học, bố mẹ nói gì được khi trong trường, bạn bè chung quanh đều như vậy, vả lại có thầy bà nào cấm cản đâu ? Bên này, con cháu đi xâm mình (tattoo) hay đục vòng sắt vào môi, vào mắt (piercing) thì bố mẹ nào, ông bà nào ngăn cản được ? 
Nhà chúng tôi lúc trước không giầu có gì nên không bao giờ dám phí phạm bất cứ gì, ăn cơm phải vét sạch từng hạt, trong khi con trẻ bên này lấy cho đầy đĩa nhưng không ngần ngại đổ tuốt nửa đĩa thức ăn khi chúng cảm thấy no. 
Tôi đã tận mắt thấy những bố mẹ phải khóc tức tưởi khi bị lũ con xúm vào “mắng”. Ngày nay, bố mẹ nào dám đánh con mà không sợ chúng nó gọi “911”? 
“Trời làm một trận lăng nhăng, ông hoá ra thằng, thằng hoá ra ông”.
 Ngày nay, thế giới đảo lộn và chúng tôi đi lộn đầu, để con cái trèo đầu, trèo cổ thôi. 
Lúc trước còn ở bên Pháp, tôi vẫn cố gắng mỗi năm lấy máy bay sang thăm bố mẹ, và giờ đây sống bên Mỹ, tôi vẫn đi thăm Mẹ (vì không cùng tiểu bang) và ngoài ra, còn phải đi Pháp thăm con. 
Hoá ra, chúng tôi ở trên thì lo cho bố mẹ, ở dưới thì lo cho con cái (ở bất cứ tuổi nào); ở trên thì bị bố mẹ mắng, ở dưới thì bị con trách !?! 
Xung đột cả thế hệ lẫn văn hoá 
 Nói như vậy không phải để trách mắng con cái.
 Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó không nói được tiếng mẹ đẻ ?
Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó sinh sống tại hải ngoại?
Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó hoà mình với môi trường bên ngoài nhiều hơn là với môi trường gia đình (nhất là trong cái tuổi thành-niên này)? 
Tôi đã có nghe những đứa trẻ nói với bố mẹ:
“Bố mẹ đừng trông mong chúng con trở thành người Việt !
Văn hoá của bố mẹ không phải là văn hoá của chúng con.
Chúng con là người Mỹ !”
Phũ phàng thay, đau lòng thay, nhưng chúng nó làm sao hiểu được văn hoá chúng ta khi chúng nó sống trong một thế giới mà nền tảng là “tự do” và “đồng đô la”? Làm sao chúng nó có thể nghe lời bố mẹ trong khi sự thật bên ngoài hầu như khác hẳn ! 
Có lẽ chính chúng nó có lý !?.
Bổn phận cha mẹ là giúp con cái thành công cuộc đời chúng nó chứ không phải cuộc đời cha mẹ, giúp chúng nó thành công ngoài đời, trong môi trường chúng nó đang sống chứ không phải môi trường bố mẹ chúng đã sống.
Sống ở đâu mà không theo văn hoá nơi đó thì chỉ có thất bại, mà đâu có cha mẹ nào muốn con mình thất bại khi ra đời, cho nên đành ngậm cay, nuốt đắng mà thôi. 
Đây không phải chỉ là vấn đề xung đột thế hệ (thời điểm nào chả có vấn đề này, cho dù không “gây cấn” như vậy), mà còn rắc rối thêm vấn đề xung đột văn hoá nữa.
Làm sao bố mẹ và con cái có thể hiểu nhau và chấp nhận nhau khi đôi bên không cùng một nền tảng, cùng những đặc quan, cùng một nhân sinh quan !
Nỗi buồn u uẩn 
Dĩ nhiên tôi không dám vơ đũa cả nắm, cũng không dám nói là gia đình Việt Nam nào bên hải ngoại cũng như trên, nhưng có lẽ phần đông là như thế (?) 
Nói lên vài điểm cho dễ hiểu, nhưng vấn đề không giản dị như vậy và tôi không có khả năng phân tích nhiều hơn. 
Dù sao đi nữa, đây cũng chỉ là nỗi buồn u uẩn, ám ảnh tôi từ bao lâu nay, trong mối liên hệ với tâm hồn, với văn hoá, với gốc rễ của mình.
Tôi không tức giận, không chua chát. Tôi chỉ cảm thấy buồn, tôi không luyến tiếc quá khứ, chỉ là tôi cảm thấy buồn.
Vướng mắc giữa hai quê hương, giữa hai nền văn hoá, giữa hai thế hệ, chúng tôi là một thế hệ "bánh mì kẹp” (đôi khi còn là “bánh bao” nữa). Ngoảnh nhìn lại chỉ còn kỷ niệm, nhìn về đàng trước thì tương lai đã bít kín. 
Nhưng thôi, đã biết là mình vướng mắc, là mình “chấp ngã” (như lời Phật dậy) thì chỉ còn có nước “phá chấp”, nghĩa là “buông”, là chấp nhận. 
Vả lại, cha mẹ chúng tôi không có vấn đề này, con cháu chúng tôi không có vấn đề này, chỉ có chúng tôi mới có vấn đề này. Ngày nào cái thế hệ chúng tôi đi hết rồi thì vấn đề này sẽ không còn ai bàn đến nữa. 
Chúng tôi chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp, một thế hệ bị mất mát, bị hy sinh để dân tộc di dân chúng tôi có thể lật qua một trang sử mới. 
Để đời sau, con cháu chúng tôi có hy vọng thành công trên đất người, đi tiếp con đường mà chúng tôi đã không đi hết !           
Được như vậy, chúng tôi cũng sẽ mãn nguyện lắm rồi !?. 
Xin cảm ơn Trời Phật,
Xin cảm ơn phúc đức ông bà !


                            (Yên H
a)

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

Bạn Nhậu Của Chồng Tôi




Cũng như đa số chị em nữ, tôi cũng thuộc trường phái “ ghét chồng nhậu “ . Ở vào cái thời buổi “cơm thua – gạo kém “ cái gì cũng tăng giá, thì lại càng thêm ghét . Vì một tiệc nhậu mặc dù là “ nhậu bình dân “ cũng có khi bay phéng cả một khoản chi dùng trong gia đình…..

Nói thế thôi ! Nhưng có một lần, tôi thử không ghét mấy ổng, tự nhắc : Thôi mấy ổng nhậu ở nhà còn hơn là đi ra quán. Ngồi nhậu ở nhà mình còn kiểm soát được đức ông chồng , chứ đi quán biết đâu mà lần được !? Nghĩ thế, nên tôi có thêm “ niềm vui và sức mạnh “ để lui cui dưới bếp.

Trong lúc ở dưới bếp làm mồi nhậu, tôi cố lắng nghe xem họ nói những chuyện gì mà say sưa thế không biết !? Bạn nhậu của chồng tôi là một nhúm, làm đủ thứ nghề : bác sĩ, y sĩ, nhạc sĩ, giáo viên, cầu thù, thầu xây dựng, nhà buôn, thợ máy, thợ điện, chủ tịch, phó chủ tịch , cán bộ chuyên ngành, nông dân, tài xế….Cả một xã hội thu nhỏ trong cuộc nhậu bạn bè, đồng khoa, đồng môn, đồng hương, đồng nghiệp……

Khi tôi đem dĩa mồi đầu tiên lên và thăm hỏi mọi người vài câu, thử chờ nhận xét món ăn ( mặc dù biết chắc là sẽ được khen, để lấy lòng mà ) của mấy ổng. Thì được mở lòng liền : “ Nhậu đâu cho bằng nhậu nhà !? Mồi ngon, rượu ngọt có….bà cạnh bên ! “ Tức thì cả nhóm hùa theo, mỗi người một câu, làm cho mình càng mát ruột dữ . Nói chuyện cứ như là đọc...... thơ

Đến món thứ hai, lại nghe họ nói đủ chuyện : Trời trăng, mây nước, thế sự, xăng tăng, giá tăng. Lại có cả những chuyện chiến sự ở tận đẩu đâu, rồi nào là hạt nhân, nguyên tử….có người kết luận : Sống yêu thương nhau không hết hay sao mà lại đi đánh nhau làm gì ?

Rồi thì đang chuyện chiến tranh, thế sự họ lại chuyền đề tài sang phê bình các đấng đàn ông hay…. đánh vợ, họ lôi một lô các ông trí thức, bình dân ra chê vì tội bạo hành vợ . Có ông lại nhận xét : Vợ chồng đến mức không chịu đựng được nhau nữa, thì đường ai nấy đi. Có anh lại đưa ra sáng kiến : Khi hết duyên với nhau thì cứ….chuyển nhượng như cầu thủ bóng đá, nhưng chuyển nhượng đòi giá thật cao, không thằng cha nào với tới, thì cũng vẫn lại là vợ của mình. Có anh lại kết luận bằng những câu thơ : Vì ta vợ đã khổ nhiều, Yêu chiều…Bà ấy là điều đang khen . Nghe cứ như là…. ru ngủ cánh chị em không bằng .

Đó là những chuyện mang tính thời sự, còn khi mấy ông “ trở về giòng sông tuổi thơ “ nào là với bạn bè, trường lớp và cả với mối tình đầu….xem ra còn hào hứng hơn, nghe tếu táo, dễ thương lắm. Có chút men bia rượu ngà ngà, mấy ông thể hiện đầy đủ bản tính của mỗi người. Tất cả đều hồn nhiên và không ai giống ai. Có ông đang uống tự dưng….rơi nước mắt khi nói về mối tình tan vỡ của mình. Theo ông này : Thì hồi đó ! Nếu mạnh dạn hơn thì ông với cô người yêu đã “ nên cơm nên cháo “ chứ không phải dừng lại ở cái nắm tay ngậm ngùi. Có anh rượu vào lời ra, nhưng cũng có anh cứ im lặng nghe và gật gù như đang chiêm nghiệm điều gì ghê gớm lắm.

Mấy ông bạn nhậu của chồng tôi càng dễ thương hơn nữa khi uống “ sương sương “ chứ không say mềm, hay cũng chỉ đủ để…..mang nhầm dép của nhau. Rồi thì là hôm sau mới có cớ đến để đổi lại và cùng ngồi uống trà, đàm đạo chuyện thời sự cứ như là người : “ trên thông thiên văn – dưới thông địa lý “ hồn nhiên như…..trẻ .

Tiệc tàn, lúc tiễn bạn cũng lắm cái vui. Mấy ông xúm lại ôm vai, bá cổ nhau một thôi. một hồi mới chịu chia tay. Có ông đã mang giày, lên xe chuẩn bị chạy mà còn thò đầu, ló cổ ra ngoài nói với tôi : Hôm nay em…..được lắm ! Suốt buổi nhậu không hề nhăn nhó gì sất, mặc dù bị tụi anh làm phiền. Em rất xứng đáng được anh đọc tặng mấy câu thơ, mà anh viết ngày người yêu anh đi lấy chồng. ( Trời ạ ! Có liên quan gì đến việc nhậu này đâu ta !? Hay chắc là khi uống rượu ngà ngà say lại nhớ đến người yêu cũ….đây mà ! ) Thế là anh ta ong ỏng cao giọng đọc, nào là : buồn……, tâm hồn hóa đá…….., từ ngày em về bên ấy……… Nghe mà tức thay cho……vợ của ảnh.

Tất nhiên khi nghe thơ xong và tiễn khách về hết rồi, tôi xoay qua….. hù chồng tôi ngay tức khắc ! : Anh mà như thế ! Cứ nhậu vào là nhớ đến người yêu cũ, thì tôi sẽ cắt…..cơm ngay ! Làm thơ tặng cho “ nó “ thì cứ kêu “ nó “ nấu cho mà ăn ! Ai không rảnh hơi đâu mà hầu hạ anh !

                                             **********************************