Niềm Vui Dâng Tặng Cho Đời,
Nỗi Buồn Xin Gởi Mây Trời Mang Đi
Nỗi Buồn Xin Gởi Mây Trời Mang Đi
Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011
HAPPY NEW YEAR
Nhân dịp năm mới 2012,
Kính chúc tất cả quí Bạn và Gia Đình
Năm Mới " Hạnh Phúc - An Khang - Thịnh Vượng "
Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011
Kỷ Niệm.
Xin được viết những giòng này, thay lời cảm ơn tất cả những Thầy, Cô giáo thuộc thế hệ sau 30/04/1975. Những người đã không bỏ lớp, bỏ trường, bỏ những em học sinh nông thôn hiền lành, ngoan ngoãn, cam chịu khổ cực nơi vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh thiếu thốn tiện nghi trăm bề trong cuộc sống. Khi đất nước vừa mới kết thúc cuộc chiến khốc liệt kéo dài hàng mấy mươi năm. Chiều ngày 10 tháng 12 năm 2011 vô tình tôi lại là người chủ xướng buổi họp mặt những Thầy, Cô giáo bậc tiểu học . Những người Thầy, người Cô đã từng giảng dạy tại Phú Lạc, để lại trong tôi những hình ảnh đẹp, không thể nào quên.
Từ buổi giao thời ngày 30 tháng 04 năm 1975 đến nay đã gần 37 năm trôi qua, ngày nay họ cũng vẫn còn đứng trên bục giảng, nơi mà họ đã đứng trên đó từ hơn ba mươi năm trước đây. Cho dù tiện nghi vật chất, đời sống ngày nay có khả quan hơn ngày xưa. Nhưng ! lòng người hình như lại bị thu hẹp dần, theo đà phát triển của xã hội. Tạo nên một khoảng cách, sự phân biệt : Thầy, Cô giáo thành thị và Thầy, Cô giáo vùng nông thôn !!!? . Đây có lẽ là điều làm tổn thương tâm hồn những người Thầy, Cô giáo đang dạy học nơi địa phương tôi ở. Họ vẫn biết là như thế, nhưng họ đã chấp nhận sự phân biệt đó và gạt bỏ những mặc cảm trong lòng, một lòng tận tụy vì học sinh thân yêu của mình. Trong số những người Giáo viên tiểu học họp mặt trong buổi chiều nay, có người vì hoàn cảnh hoặc một lý do nào đó đã không còn đứng trên bục giảng, nhưng trong lòng của họ vẫn hoài vọng về trường, về lớp, về những đàn học sinh ngày nào. Đây là những tình cảm chất chứa những ký ức tốt đẹp cho dù bể dâu cuộc đời có truân chuyên đến mấy, cũng khó mà làm phai mờ được . ( Phú Lạc tháng 12/2011 )
Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011
Thông Báo Họp Mặt CHS-THBL 2012
Nhóm NHỚ TRUNG HỌC BÌNH LONG
KÍNH MỜI : Thầy Cô dạy tại THBL trước 1975
Các anh chị,các bạn cựu HSTHBL trước 1975
*VỀ DỰ HỌP MẶT ĐẦU NĂM 2012 *
TẠI ĐỊA CHỈ : nhà bạn HÒA+NGUYỆT , phường Hưng Chiến, Thị xã Bình Long
Thời gian : 10 giờ sáng ngày 01-01-2012
Các bạn từ xa đến có thể tập trung tại nhà bạn NGHĨA HỚI 167 Trần Hưng Đạo
nhà bạn AN +XUÂN HUỲNH NGÃ 4 TƯ CHỢ CHIỀU
nhà bạn TIẾT ,NGÃ TƯ CÂY XĂNG VẬT TƯ, đường Hùng Vương
CÓ MẶT LÚC 10 GIỜ TẠI KHU MỘ TẬP THỂ 3000 ĐỒNG BÀO AN LỘC
thắp hương tưởng nhớ các bạn học cũ đã mất Sau đó sẽ vào nhà bạn HÒA họp mặt
THỦ TỤC : XIN GỬI EMAIL HOẶC TIN NHẮN ĐĂNG KÍ THAM DỰ TRƯỚC NGÀY 26-12-2011 GHI RÕ HỌ TÊN ,LỚP VÀ NĂM HỌC CUỐI,SỐ NGƯỜI THAM DỰ,SỐ ĐT,EMAIL
ĐÓNG GÓP : NHƯ ĐI DỰ TIỆC ĐÁM CƯỚI HOẶC TÂN GIA, NẾU CÓ ĐIỀU KIỆN THÌ HỖ TRỢ CÀNG NHIỀU CÀNG TỐT, DƯ NHIỀU THÌ LÀM QUĨ HỌC BỔNG .
BÌNH PHƯỚC liên lạc :
Bạn NGHĨA 0916273268 HỚI 0984126948 - (0651)3680439
Bạn AN 0974920977 - XUÂN HUỲNH 0918242858
BẠN THẢO :01228837776
BẠN HÒA + NGUYỆT:0906754756
SAIGON liên lạc :
Bạn TIẾT 0909137208 bạn LA KIM LUÂN 01227791953
RẤT MONG ĐƯỢC GẶP MẶT
(doanvantiet@gmail.com)
***********************************
THÔNG BÁO HỌP MẶT
Đại diện khối lớp 9 niên khóa 1971 - 1972 trường Trung học Bỉnh Long
xin thông báo đến các bạn cùng khối được biết .
Theo thường lệ hàng năm , khối lớp 9 niên khóa 1971 - 1972 đã chọn ngày chủ nhật sau ngày 01/01 hàng năm làm ngày họp mặt .
Năm nay khối lớp sẽ họp mặt vào ngày chủ nhật 08/01/2012
Thời gian : Bắt đầu từ 08 giờ sáng
Địa điểm : Tại nhà bạn Như Ý do chị Phan Thị Thủy ( vợ Bạn Ý đăng ký )
Địa chỉ : Đường Lê Quý Đôn - Phường An Lộc - Bình Long - Bình Phước ( Cạnh quán Hiền Trang ngả tư đèn xanh , đèn đỏ ).
Thông báo này thay thư mời để các bạn khắp nơi biết và đến dự họp mặt đông đủ .
Hân hạnh được đón tiếp TM/khốilớp
Xuân Huỳnh
( Trích http://doanvantiet.vnweblogs.com )
KÍNH MỜI : Thầy Cô dạy tại THBL trước 1975
Các anh chị,các bạn cựu HSTHBL trước 1975
*VỀ DỰ HỌP MẶT ĐẦU NĂM 2012 *
TẠI ĐỊA CHỈ : nhà bạn HÒA+NGUYỆT , phường Hưng Chiến, Thị xã Bình Long
Thời gian : 10 giờ sáng ngày 01-01-2012
Các bạn từ xa đến có thể tập trung tại nhà bạn NGHĨA HỚI 167 Trần Hưng Đạo
nhà bạn AN +XUÂN HUỲNH NGÃ 4 TƯ CHỢ CHIỀU
nhà bạn TIẾT ,NGÃ TƯ CÂY XĂNG VẬT TƯ, đường Hùng Vương
CÓ MẶT LÚC 10 GIỜ TẠI KHU MỘ TẬP THỂ 3000 ĐỒNG BÀO AN LỘC
thắp hương tưởng nhớ các bạn học cũ đã mất Sau đó sẽ vào nhà bạn HÒA họp mặt
THỦ TỤC : XIN GỬI EMAIL HOẶC TIN NHẮN ĐĂNG KÍ THAM DỰ TRƯỚC NGÀY 26-12-2011 GHI RÕ HỌ TÊN ,LỚP VÀ NĂM HỌC CUỐI,SỐ NGƯỜI THAM DỰ,SỐ ĐT,EMAIL
ĐÓNG GÓP : NHƯ ĐI DỰ TIỆC ĐÁM CƯỚI HOẶC TÂN GIA, NẾU CÓ ĐIỀU KIỆN THÌ HỖ TRỢ CÀNG NHIỀU CÀNG TỐT, DƯ NHIỀU THÌ LÀM QUĨ HỌC BỔNG .
BÌNH PHƯỚC liên lạc :
Bạn NGHĨA 0916273268 HỚI 0984126948 - (0651)3680439
Bạn AN 0974920977 - XUÂN HUỲNH 0918242858
BẠN THẢO :01228837776
BẠN HÒA + NGUYỆT:0906754756
SAIGON liên lạc :
Bạn TIẾT 0909137208 bạn LA KIM LUÂN 01227791953
RẤT MONG ĐƯỢC GẶP MẶT
(doanvantiet@gmail.com)
***********************************
THÔNG BÁO HỌP MẶT
Đại diện khối lớp 9 niên khóa 1971 - 1972 trường Trung học Bỉnh Long
xin thông báo đến các bạn cùng khối được biết .
Theo thường lệ hàng năm , khối lớp 9 niên khóa 1971 - 1972 đã chọn ngày chủ nhật sau ngày 01/01 hàng năm làm ngày họp mặt .
Năm nay khối lớp sẽ họp mặt vào ngày chủ nhật 08/01/2012
Thời gian : Bắt đầu từ 08 giờ sáng
Địa điểm : Tại nhà bạn Như Ý do chị Phan Thị Thủy ( vợ Bạn Ý đăng ký )
Địa chỉ : Đường Lê Quý Đôn - Phường An Lộc - Bình Long - Bình Phước ( Cạnh quán Hiền Trang ngả tư đèn xanh , đèn đỏ ).
Thông báo này thay thư mời để các bạn khắp nơi biết và đến dự họp mặt đông đủ .
Hân hạnh được đón tiếp TM/khốilớp
Xuân Huỳnh
( Trích http://doanvantiet.vnweblogs.com )
Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011
Rau Ngổ ( Rau Om ) Chữa Bệnh Sỏi Thận
Rau Ngổ hay còn gọi là Rau Om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
Rau Ngổ (Rau Om) có vị chua cay hơi se, tính mát, mùi thơm, trong cây có chứa nhiều tinh dầu (0,1%), chủ yếu là limonene, aldehyd perilla, monoterpenoid cetone, và cis-4-caranone, ngoài ra còn có các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.
Để làm thuốc, người ta thường thu hái về rửa sạch, thái ngắn để dùng tươi hoặc phơi khô để dành.
Trong y học cổ truyền, Rau Ngổ ( Rau Om )được dùng để chữa trị sạn thận, làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thắt bụng.
Một số nghiên cứu dược học tại Việt Nam cho thấy Rau Ngổ (Rau Om)có độc tính không đáng kể và độ sử dụng an toàn khá cao, có tác dụng lợi tiểu, giãn cơ, chống co thắt.
Tác dụng giãn cơ làm mất cơn đau bụng, giãn mạch, tăng lọc ở cầu thận, tăng lượng nước tiểu làm cho viên sỏi bị đẩy ra ngoài, nhờ đó bệnh nhân có thể tiểu ra những viên sỏi nhỏ.
Rau Ngổ (Rau Om) thường dùng để chữa sỏi thận, tiểu ra máu, băng huyết. Theo y học Vệ Đà của Ấn Độ : Rau Ngổ (Rau Om ) có tác dụng sát trùng, thông mật, lợi tiểu, thông tiện, kích thích tiêu hóa, chống nôn, tăng tiết sữa cho sản phụ sau sinh, làm hạ sốt. Rau ngổ (Rau Om) còn chữa chứng chán ăn, khó tiêu và tiểu són.
Rau ngổ được ghi nhận có tác dụng giải độc, tiêu sưng nên dùng chữa rắn độc cắn, vết cắn bị sưng phồng. Lấy khoảng 20-40 gr sao vàng sắc nước uống, còn đắp lá tươi giã nát lên vết thương sau khi rửa sạch. Y học Trung Quốc cũng ghi nhận bài thuốc này chữa các bệnh ngoài da, herpes mảng tròn, nấm ngứa..., uống trong và kết hợp rửa ngoài.
Để chữa sổ mũi, ho, ho gà, 15-30 gr Rau Ngổ (Rau Om) sắc nước uống. Chữa sạn thận, 20-30 gr Rau Ngổ (Rau Om) tươi giã nhỏ, thêm nước vào vắt lấy nước uống.
Người dân Malaysia và Indonesia cũng dùng Rau Ngổ (Rau Om)làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thắt bụng, hoặc giã nát đắp lên vết thương, vết loét. Ngày dùng 10-16 gr dưới dạng thuốc sắc hay viên hoàn.
Lưu ý: Phụ nữ có thai không nên ăn nhiều Rau Ngổ (Rau Om)vì tác dụng giãn cơ phủ tạng có thể gây sẩy thai.
Thân Rau Ngổ (Rau Om) có nhiều lông và hay mọc ở nơi ẩm ướt đầm lầy dễ bị nhiễm khuẩn nên cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc nếu rửa không kỹ.
(Dược sĩ Lê Kim Phụng)
Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011
Tùy Bút Mùa Đông Bình Long 1972 (25)
(Thánh lễ tại chợ mới Bình Long " khu vực Nghĩa Trang Biệt Cách 81" )
Bùi ngùi chia tay vị thiếu tá, cầu chúc cho ông luôn may mắn trong binh nghiệp, cũng không quên cầu bình an cho tất cả mọi người dân cũng như những người lính đang trấn thủ ở biên ải này và cũng không quên cầu cho sự bình an của anh chị em đoàn chúng tôi.
Bước ra khỏi căn nhà có phần mộ người thân của vị sĩ quan chỉ huy Chi Khu An Lộc, thay vì rẽ phải về ngã tư Tín Sinh chỗ có tiệm phở Phước Hải nổi tiếng ở Bình Long một thời, chúng tôi lại rẽ trái đi thẳng về hướng cổng đi đồi Đồng Long - Lộc Ninh. Có hai quân nhân của Chi Khu An Lộc báo cho chúng tôi biết chỉ còn hơn một tiếng đồng hồ nữa, chúng tôi phải có mặt tại địa điểm họp đã định, nhìn đồng hồ đeo tay bây giờ đã là 12 giờ 45 phút trưa. Tôi nói với họ : Đoàn chỉ đến thăm cảnh đổ nát của khu vực này rồi sẽ quay trở lại .
Chúng tôi đi trên đường Ngô Quyền từ ngã tư đồn Cảnh Sát Dã Chiến đến cư xá Thương Phế Binh, đối diện với khu cư xá là Chùa Từ Quang, thuở Bình Long còn yên bình vào dịp Lễ Phật Đản ( ngày rằm tháng 4 âm lịch ) ngôi chùa này là điểm hội tụ của bà con Phật Tử xa gần trong vùng tề tựu về dự, ban đêm thì có xe hoa bài trí hình ảnh Đức Phật và Phật Tử đi diễn hành qua các con đường trong nội ô, sân chùa thì có sân khấu văn nghệ do các Anh Chị của các Đoàn Hướng Đạo Gia Đình Phật Tử trình diễn , chung quanh và trong sân chùa đèn và cờ, hoa giăng khắp nơi trông thật đẹp. Tại ngôi chùa này, tôi thích nhất là cái cổng chùa. Nó không giống cổng những ngôi chùa khác ở Bình Long, to lớn và thật uy nghi, không cầu kỳ, trạm khắc bình dị. Nhưng khi nhìn thấy rất sâu lắng ẩn, hiện một vẻ đẹp kín đáo thanh tao. Chúng tôi tiến vào phía trong, giữa mảnh đất là ngôi chánh điện đã bị bom đạn đổ nát hoàn toàn,chỉ còn một đống gạch vụn ngổn ngang. Phía đằng sau là hai dãy phòng học của Trường Bồ Đề Quôc Tuấn chỉ còn nhìn được hai dãy nền nhà, chung quanh là những hố bom đầy ắp nước mọc đầy cỏ. Ngày xưa chung quanh Chùa là khu dân cư đông đúc, tôi còn nhớ ở đây có quán bánh bèo rất ngon, phía sau là con đường vành đai thị xã, chạy dài dọc theo những cánh đồng lúa.
Chúng tôi đi trở ra đường, từ đây nhìn về phía cổng đi Lộc Ninh, xa hơn một chút là đồi Đồng Long, cũng như những con đường khác, ở đây trên đường là những hố bom rộng và sâu, vì đây là đường chính tiến vào thị xã của các chiến xa T54. Những người lính đã dọn dẹp để khai thông con đường thuận tiện cho xe chở quân dụng và tiếp tế đến những đơn vị đang án ngữ nơi đồi Đồng Long và khu vực hướng bắc của thị xã .
Hơn 1 giờ chiều, đơn vị Cảnh Sát Dã Chiến đã ưu ái chuẩn bị một chiếc xe chuyên ngành ( xe cây) chở chúng tôi về nơi quy định. Tiếc là chúng tôi chưa được đến thăm chợ Bình Long và khu vực Nhà Thờ .
(còn tiếp )
Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011
Cựu Học Sinh THBL Khối lớp 8 niên khóa 1972 họp mặt
( Hình ảnh CHS-THBL khối lớp 8 niên khóa 1972 )
Nhân ngày 20 tháng 11, nhóm gồm hơn 30 Anh Chị Cựu Học Sinh Khối Lớp 8 Trung Học Bình Long đã tổ chức họp mặt .
Về dự buổi họp mặt có các Thầy Đàm Văn Gọt ( nguyên giáo sư dạy sử địa THBL)Cô Nguyễn Thị Tuyết ( nguyên giáo sư dạy quốc văn THBL )Thầy Phạm Văn Lai bận công việc nên không về dự. Đặc biệt trong lần họp mặt này, các Anh Chị còn mời thầy Hoàng Lê Vũ (tức thầy Quang ) nguyên giáo sư giảng dạy trường Tư thục Trung Tiểu Học Vinh Sơn về tham dự.Đây là vị giáo sư duy nhất còn lại của trường Vinh Sơn, ngoài ra các Anh Chị cũng có mời Anh Trần Đai Thắng nguyên Hiệu Trưởng Trường Bồ Đề Quốc Tuấn nhưng vì bận việc riêng nên cũng không về dự .
Cũng xin sơ qua vài nét về nhóm khối lớp 8 này . Đây là một khối lớp chịu nhiều biến cố nhất trong lịch sử học sinh Trung Học ở Bình Long :
Đầu tiên là : Cuộc chiến tháng 4 năm 1972 các trường và học sinh bị ly tán, giải thể sau khi về đến trại tạm cư Phú Văn Bình Dương. Các trường Bồ Đề Quốc Tuấn, Vinh Sơn hoàn toàn không còn hoạt động. Số học sinh khối lớp 8 của các trường này bị chia năm xẻ bảy và xáp nhập vào khối lớp 9 trường Trung Học Bình Long.
Đến đầu năm 1974 một lần nữa khối lớp này lại bị phân tán bởi vì có hai khu vực định cư cho đồng bào chiến nạn Bình Long tại tỉnh Long Khánh là Gia Rây và Rừng Lá.
Rồi đến tháng 4 năm 1975 lại phải tất bật bỏ lớp, bỏ trường một lần nữa chạy nạn để rồi không bao giờ được trở lại trường. Đại đa số các Anh Chị phải chấm dứt sự nghiệp học sinh của mình vào thời điểm cuối của " khối lớp 11 niên khóa 1975 ".
Theo tôi nên gọi nhóm này là Khối Lớp 11 năm 1975 là đầy đủ nhất, còn nếu gọi là khối lớp 8 năm 1972 thì ! có lẽ vô hình chung gây sự chia rẽ, thiếu kết đoàn, bởi vì trong thời điểm 1972 một số Anh Chị là học sinh lớp 8 của các trường Bồ Đề Quốc Tuấn, trường Vinh Sơn, trường trung học Lộc Ninh, trung học Chơn Thành chứ không hẳn nhiên là trường Trung Học Bình Long .
Xin mời xem những hình ảnh về buổi họp mặt .
( Bạn Dung đang bày tỏ cảm xúc nhân ngày họp mặt )
( Thầy Hoàng Lê Vũ ( thầy Quang) xúc động khi lần đầu dự họp mặt cùng học sinh thân yêu )
( Cô Nguyễn Thị Tuyết tâm sự cùng học sinh )
( hình ảnh thầy Hoàng Lê Vũ và cô Nguyễn Thị Tuyết)
( Thầy Hoàng Lê Vũ cùng các học trò )
( Cô Nguyễn Thị Tuyết và học sinh )
( Vui liên hoan )
( Món đặc sản : Rau Muống xào tỏi, Đậu hũ chiên giòn, Mì xào giá hẹ trong tiệc liên hoan, dành tặng riêng cho Bạn Kim Huê ở xa quê hương )
( Văn nghệ - Văn gừng )
Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011
Xem Tranh của Trùm Phát Xít Adolf Hitler
Các quan chức ngành tư pháp người Thụy Điển đang chuẩn bị bán đấu giá các bức tranh được cho là do chính tay trùm phát xít Adolf Hitler vẽ.
Theo hãng tin Pravda (Nga), tiền thu được từ buổi đấu giá các bức tranh này sẽ được dùng để trang trải cho các khoản nợ của gia đình . Tên tuổi của "chủ nợ" không được tiết lộ. Trong trường hợp chứng thực các bức tranh này do chính tay Hitler vẽ, họ có thểthu về 15.000 USD cho mỗi bức.
Khi còn sống, Hitler đã không được Viện Hàn lâm nghệ thuật Vienna chấp thuận. Khi còn trẻ, trùm phát xít này từng kiếm tiền bằng cách vẽ tranh quảng cáo và bưu thiếp.
Ai cũng chỉ có thể tự hỏi là tại sao một người phải chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng triệu người lại có thể vẽ nên những bức tranh phong cảnh thanh nhã, màu sắc rực rỡ và những nhà thờ đẹp đến vậy.
( Bức tranh vẽ : Đức mẹ Mary và người con trai thần thánh Jesus Christ )
Phong cách vẽ tranh của Hitler khá đa dạng, nhưng chủ yếu là với sơn dầu và màu nước nên rất khó để kiểm chứng tính xác thực về tác giả.
Sự trong sáng và bình yên trong các bức tranh của Hitler khiến cho người ta không thể hình dung ra tác giả lại là người gây nên cuộc chiến tranh Thế giới thứ 2 thảm khốc
.
Theo hãng tin Pravda (Nga), tiền thu được từ buổi đấu giá các bức tranh này sẽ được dùng để trang trải cho các khoản nợ của gia đình . Tên tuổi của "chủ nợ" không được tiết lộ. Trong trường hợp chứng thực các bức tranh này do chính tay Hitler vẽ, họ có thểthu về 15.000 USD cho mỗi bức.
Khi còn sống, Hitler đã không được Viện Hàn lâm nghệ thuật Vienna chấp thuận. Khi còn trẻ, trùm phát xít này từng kiếm tiền bằng cách vẽ tranh quảng cáo và bưu thiếp.
Ai cũng chỉ có thể tự hỏi là tại sao một người phải chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng triệu người lại có thể vẽ nên những bức tranh phong cảnh thanh nhã, màu sắc rực rỡ và những nhà thờ đẹp đến vậy.
( Bức tranh vẽ : Đức mẹ Mary và người con trai thần thánh Jesus Christ )
Phong cách vẽ tranh của Hitler khá đa dạng, nhưng chủ yếu là với sơn dầu và màu nước nên rất khó để kiểm chứng tính xác thực về tác giả.
Sự trong sáng và bình yên trong các bức tranh của Hitler khiến cho người ta không thể hình dung ra tác giả lại là người gây nên cuộc chiến tranh Thế giới thứ 2 thảm khốc
.
Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011
Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011
Đặc Sản Tiến Vua
Nền ẩm thực phong phú của Việt Nam từ thời xa xưa đã sản sinh ra hàng trăm, hàng nghìn món ăn đặc sắc. Một phần nhỏ trong số những món ăn đó hưởng vị trí trang trọng đặc biệt khi được đưa vào cung đình để cung tiến các bậc vua chúa. Để được tuyển chọn, đó phải là những món ăn có giá trị dinh dưỡng cao và hương vị tuyệt vời hiếm thấy. Có thể nói, những món đặc sản tiến vua này là "vua" của các loại đặc sản.
Xin giới thiệu một số đặc sản nổi tiếng dùng tiến vua thời trước ở Việt Nam :
1. Bánh Phu Thê
Là nơi phát tích của vương triều nhà Lý, Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) thường được gọi là đất vua. Đây cũng vùng đất của một đặc sản nổi tiếng, đã được đưa vào tận kinh đô Huế để tiến vua, đó là bánh phu thê. Đúng như tên gọi của mình (phu thê nghĩa là vợ chồng), món bánh này không lẻ chiếc mà đi theo cặp. Phía sau những lớp là chuối, chiếc bánh hiện ra với lớp vỏ làm bằng bột nếp óng ánh màu vàng tươi. Nhân bánh là đỗ xanh giã nhuyễn, nhào đường, có thể cho thêm dừa.
2. Sâm cầm
Sâm cầm hồ Tây là món ăn nổi tiếng, đã đi vào câu ca dao “Dưa La, húng Láng, ngổ Đầm/Cá rô Đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây" của đất Thăng Long. Quan niệm dân gian cho rằng loài chim này di trú từ phương Bắc về phương Nam, chúng đào ăn nhân sâm trên đỉnh các núi cao ở Trung Quốc, Hàn Quốc nên được gọi là sâm cầm. Đó là lý do thịt Sâm cầm được cho là một món ăn đại bổ. Đây cũng là một món ăn khoái khẩu của vua Tự Đức. Tương truyền, làng Nghi Tàm bên hồ Tây được lệnh mỗi năm phải tiến vua 40-50 con chim Sâm cầm, nếu thiếu sẽ bị phạt nặng.
3. Cá Anh Vũ
Nếu Sâm cầm là niềm tự hào của hồ Tây thì cá Anh vũ là thương hiệu bất hủ của ngã ba sông Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ). Với những thớ thịt trắng, quánh và đặc biệt là khối sụn môi giòn sần sật, cá anh vũ được người sành ẩm thực cho là ngon hơn bất kỳ loài cá nào của sông nước. Vì vậy, từ xa xưa, cá anh vũ đã được dùng làm thức ăn tiến vua, được các bộ chính sử ghi lại. Cũng giống như sâm cầm hồ Tây, ngày nay cá Anh vũ đã gần như biến mất tại nơi vùng nước gắn với danh tiếng của mình.
4. Chè long nhãn
Sau mỗi bữa ăn đầy sơn hào hải vị, vua chúa ngày xưa tráng miệng bằng gì? Một trong những câu trả lời là chè long nhãn hạt sen phố Hiến (Hưng Yên). Nguyên liệu chính của món chè tiến vua này là những quả nhãn lồng phố Hiến, loại nhãn có hương vị thơm quý phái, cùi dầy, ăn giòn, ngọt hơn bất cứ các loại nhãn nào khác.
5. Gà Đông Tảo
Bên cạnh nhãn lồng, đất Hưng Yên còn có một đặc sản tiến vua đặc sắc khác là gà Đông Tảo. Là giống gà quý chỉ có ở huyện Khoái Châu, gà Đông Tảo còn được gọi là gà chân voi, đôi chân to sần sùi như chân voi, thân hình chắc nịch. Giống gà này rất khó nuôi, đòi hỏi phải kỳ công chăm sóc và gà càng già càng quý, thịt ăn thường có mùi vị thơm ngon đặc trưng không lẫn với bất kỳ loại gà nào.
6. Chuối ngự Nam ĐịnhVẫn còn được trồng cho đến ngày nay, chuối Ngự cho quả rất nhỏ, khi chín có màu vàng ướm như tơ tằm, mùi thơm ngát, vị ngọt thanh tao đầy quyến rũ....Tương truyền vào thời Trần, từ phủ Thiên Trường đến ngoài thành Nam Định, nhiều vùng là quê hương, thái ấp của vua quan nhà Trần. Cảm kích trước tài năng và đức độ của các bậc trị nước, dân thành Nam đã trồng một sản vật quý để dâng vua, đó chính là chuối ngự.
7. Cốm làng Vòng
Cốm làng Vòng, sản vật đặc trưng của đất Thăng Long đã nổi tiếng từ cách đây 1.000 năm, khi được đưa vào cung tiến các vua triều Lý.
Ngày nay, cứ mỗi mùa thu món ăn chơi làm từ lúa non này lại theo các gánh hàng rong ruổi khắp các phố phường Hà Nội. Cốm Vòng thường được mua về ăn với chuối chín hoặc nấu chè cốm. Đây cũng là nguyên liệu chính của bánh cốm Hàng Than, một món ăn cũng rất đậm chất Hà Nội.
8. Mắm tép Hà Yên
Mắm tép Hà Yên (huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) là một đặc sản quý và độc đáo ở vùng chiêm trũng xứ Thanh, thời xưa thường được dùng để tiến vua. Để làm loại mắm này, các chức sắc địa phải cử người đến tận khe Gia Giã, làng Cổ Đam (vùng Bỉm Sơn bây giờ) để đánh riêng một loại tép quý, là tép riu nhỏ, có mầu trong xanh. Khi nấu nước mắm cũng phải chọn người nấu giỏi nhất vùng. Khi hoàn thành mắm có ánh vàng, sóng sánh như mật ong,
9. Rau muống Linh Chiểu
Trắng nõn và mềm giòn như giá đỗ, hương vị hài hòa, rau muống Linh Chiểu (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) thời xưa rất được các bậc vua chúa ưa thích. Bởi vậy, giống rau này còn có tên gọi khác là rau muống tiến vua. Để bảo đảm chất lượng, việc chăm sóc rau rất kỳ công và vất vả, đất trồng rau phải nằm sát sông, được hưởng mạch nước sủi trong vắt và phù sa sông Hồng bồi đắp. Do việc chăm sóc phức tạp, hiệu quả kinh tế không cao, ngày nay giống rau đặc sản này đang dần bị mai một.
10. Yến sào
Được làm từ nước dãi của những con chim yến, yến sào (tổ chim yến) là một đặc sản có hương vị rất hấp dẫn và giá trị dinh dưỡng cao. Từ thời xưa, yến sào đã được khai thác tại các đảo Yến ở ngoài khơi tỉnh Khánh Hòa để cung tiến các vua chúa. Ngày nay, cơ hội thưởng thức sản vật này vẫn nằm ngoài khả năng của đa số người dân Việt Nam bởi giá thành của chúng rất cao, từ 50-60 triệu đồng/kg. Phần lớn yến sào khai thác được xuất khẩu để thu ngoại tệ.
Xin giới thiệu một số đặc sản nổi tiếng dùng tiến vua thời trước ở Việt Nam :
1. Bánh Phu Thê
Là nơi phát tích của vương triều nhà Lý, Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) thường được gọi là đất vua. Đây cũng vùng đất của một đặc sản nổi tiếng, đã được đưa vào tận kinh đô Huế để tiến vua, đó là bánh phu thê. Đúng như tên gọi của mình (phu thê nghĩa là vợ chồng), món bánh này không lẻ chiếc mà đi theo cặp. Phía sau những lớp là chuối, chiếc bánh hiện ra với lớp vỏ làm bằng bột nếp óng ánh màu vàng tươi. Nhân bánh là đỗ xanh giã nhuyễn, nhào đường, có thể cho thêm dừa.
2. Sâm cầm
Sâm cầm hồ Tây là món ăn nổi tiếng, đã đi vào câu ca dao “Dưa La, húng Láng, ngổ Đầm/Cá rô Đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây" của đất Thăng Long. Quan niệm dân gian cho rằng loài chim này di trú từ phương Bắc về phương Nam, chúng đào ăn nhân sâm trên đỉnh các núi cao ở Trung Quốc, Hàn Quốc nên được gọi là sâm cầm. Đó là lý do thịt Sâm cầm được cho là một món ăn đại bổ. Đây cũng là một món ăn khoái khẩu của vua Tự Đức. Tương truyền, làng Nghi Tàm bên hồ Tây được lệnh mỗi năm phải tiến vua 40-50 con chim Sâm cầm, nếu thiếu sẽ bị phạt nặng.
3. Cá Anh Vũ
Nếu Sâm cầm là niềm tự hào của hồ Tây thì cá Anh vũ là thương hiệu bất hủ của ngã ba sông Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ). Với những thớ thịt trắng, quánh và đặc biệt là khối sụn môi giòn sần sật, cá anh vũ được người sành ẩm thực cho là ngon hơn bất kỳ loài cá nào của sông nước. Vì vậy, từ xa xưa, cá anh vũ đã được dùng làm thức ăn tiến vua, được các bộ chính sử ghi lại. Cũng giống như sâm cầm hồ Tây, ngày nay cá Anh vũ đã gần như biến mất tại nơi vùng nước gắn với danh tiếng của mình.
4. Chè long nhãn
Sau mỗi bữa ăn đầy sơn hào hải vị, vua chúa ngày xưa tráng miệng bằng gì? Một trong những câu trả lời là chè long nhãn hạt sen phố Hiến (Hưng Yên). Nguyên liệu chính của món chè tiến vua này là những quả nhãn lồng phố Hiến, loại nhãn có hương vị thơm quý phái, cùi dầy, ăn giòn, ngọt hơn bất cứ các loại nhãn nào khác.
5. Gà Đông Tảo
Bên cạnh nhãn lồng, đất Hưng Yên còn có một đặc sản tiến vua đặc sắc khác là gà Đông Tảo. Là giống gà quý chỉ có ở huyện Khoái Châu, gà Đông Tảo còn được gọi là gà chân voi, đôi chân to sần sùi như chân voi, thân hình chắc nịch. Giống gà này rất khó nuôi, đòi hỏi phải kỳ công chăm sóc và gà càng già càng quý, thịt ăn thường có mùi vị thơm ngon đặc trưng không lẫn với bất kỳ loại gà nào.
6. Chuối ngự Nam ĐịnhVẫn còn được trồng cho đến ngày nay, chuối Ngự cho quả rất nhỏ, khi chín có màu vàng ướm như tơ tằm, mùi thơm ngát, vị ngọt thanh tao đầy quyến rũ....Tương truyền vào thời Trần, từ phủ Thiên Trường đến ngoài thành Nam Định, nhiều vùng là quê hương, thái ấp của vua quan nhà Trần. Cảm kích trước tài năng và đức độ của các bậc trị nước, dân thành Nam đã trồng một sản vật quý để dâng vua, đó chính là chuối ngự.
7. Cốm làng Vòng
Cốm làng Vòng, sản vật đặc trưng của đất Thăng Long đã nổi tiếng từ cách đây 1.000 năm, khi được đưa vào cung tiến các vua triều Lý.
Ngày nay, cứ mỗi mùa thu món ăn chơi làm từ lúa non này lại theo các gánh hàng rong ruổi khắp các phố phường Hà Nội. Cốm Vòng thường được mua về ăn với chuối chín hoặc nấu chè cốm. Đây cũng là nguyên liệu chính của bánh cốm Hàng Than, một món ăn cũng rất đậm chất Hà Nội.
8. Mắm tép Hà Yên
Mắm tép Hà Yên (huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) là một đặc sản quý và độc đáo ở vùng chiêm trũng xứ Thanh, thời xưa thường được dùng để tiến vua. Để làm loại mắm này, các chức sắc địa phải cử người đến tận khe Gia Giã, làng Cổ Đam (vùng Bỉm Sơn bây giờ) để đánh riêng một loại tép quý, là tép riu nhỏ, có mầu trong xanh. Khi nấu nước mắm cũng phải chọn người nấu giỏi nhất vùng. Khi hoàn thành mắm có ánh vàng, sóng sánh như mật ong,
9. Rau muống Linh Chiểu
Trắng nõn và mềm giòn như giá đỗ, hương vị hài hòa, rau muống Linh Chiểu (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) thời xưa rất được các bậc vua chúa ưa thích. Bởi vậy, giống rau này còn có tên gọi khác là rau muống tiến vua. Để bảo đảm chất lượng, việc chăm sóc rau rất kỳ công và vất vả, đất trồng rau phải nằm sát sông, được hưởng mạch nước sủi trong vắt và phù sa sông Hồng bồi đắp. Do việc chăm sóc phức tạp, hiệu quả kinh tế không cao, ngày nay giống rau đặc sản này đang dần bị mai một.
10. Yến sào
Được làm từ nước dãi của những con chim yến, yến sào (tổ chim yến) là một đặc sản có hương vị rất hấp dẫn và giá trị dinh dưỡng cao. Từ thời xưa, yến sào đã được khai thác tại các đảo Yến ở ngoài khơi tỉnh Khánh Hòa để cung tiến các vua chúa. Ngày nay, cơ hội thưởng thức sản vật này vẫn nằm ngoài khả năng của đa số người dân Việt Nam bởi giá thành của chúng rất cao, từ 50-60 triệu đồng/kg. Phần lớn yến sào khai thác được xuất khẩu để thu ngoại tệ.
Xin Lỗi......Ông.....Lầm...
Tháng 11 hằng năm ở Việt Nam vào ngày 20/11 là : " Ngày Hiến Chương Các Nhà Giáo " hay còn gọi là " Ngày Nhà Giáo Việt Nam ", đây cũng là dịp để mọi người thể hiện nghĩa cử trân trọng đối với Thầy, Cô và để tất cả ôn lại những kỷ niệm của một thời cắp sách, ký ức về hình ảnh người Thầy, người Cô là những dấu ấn sâu đậm trong mỗi chúng ta. Mong rằng những ký ức tốt đẹp ấy, sẽ là mãi mãi....
********************
“ Thầy còn nhớ con không… ? ”
Tôi giật mình nhận ra
Người đàn ông áo quần nhếch nhác
Người đàn ông gầy guộc,
Ngồi sau tủ thuốc, ven đường.
“Thầy còn nhớ con không…?”
Câu lập lại rụt rè rơi vào im lặng
Hoa Phượng tháng Năm rơi đầy vỉa hè
Rụng xuống trên vai người thầy học cũ:
“Không… xin lỗi… ông lầm…
Tôi chưa từng dạy học…
Xin thối lại ông tiền thuốc…
… cám ơn…”
Cuộc sống cho ta nhiều quên – nhớ - vui – buồn;
Thầy học cũ muời năm không lầm được.
Thầy học cũ ngồi kia giấu mình sau tủ thuốc
Giấu mình trong hoa phượng rụng buồn tênh.
Còn biết nói gì hơn, đứa học trò tôn sư !
Người Thầy cũ lại chối từ kỷ niệm ;
Chối từ những bài giảng dạy con người đứng thẳng,
Biết yêu anh em - đất nước - xóm giềng....
Đứa học trò vào đời với trăm nghìn giông bão
Bài học ngày xưa vẫn nhớ mãi không quên.
Và chiều nay….bên hè phố im lìm
Vành nón sụp che mắt nhìn mỏi mệt
Câu phủ nhận phải vì manh áo rách ?
Giữa phố đông người quần áo bảnh bao !
Tôi ngẩn ngơ giữa phố xá ồn ào
Những đứa trẻ con tan trường đuổi nhau trên phố
Mười năm nữa đứa nào trong số đó
Sẽ gặp thầy mình như tôi gặp hôm nay
Thôi !
Cầu mong cho các em ngày mai
Không có kẻ nào nhận Thầy, được trả lời:
“… Ông lầm… xin lỗi…”
Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011
Bình Long Đất Xưa & Cảnh Nay
Xin được lượm lặt một số hình ảnh của cảnh Bình Long ngày nay trên đất Bình Long ngày xưa . Để các cụ " Cổ Lai Hy " dòm lại cho đỡ nhớ.
Và cũng để con cháu về sau có đề tài " nghiên cứu ". Cũng như các cụ khi về già ở xa thật xa, có dịp về thăm cố hương không bị lạc đường, lộn chỗ .
( Chỗ tượng đài chiến sĩ, nay là công viên thị xã Bình Long )
( Tượng Đài Chiến Sĩ ngày xưa )
( Tháp nước Bình Long ngày nay, vẫn ở trên đất xưa )
( Phía bên kia đường là Tòa Hành Chánh ngày xưa, nay là trụ sở UBND Thị xã )
( Trụ sở UBND Thị xã Bình Long ngày nay )
( Tòa Hành Chánh Bình Long ngày xưa )
( Con đường này đi xuyên qua trụ sở MACVI ngày xưa xuống ngã ba Tư Dương )
( Trường học này được xây dựng trên đất Nghĩa Trang Tân Lập Phú, chỗ Tân Minh Tự hay còn gọi là Chùa Ông Năm Rài )
( Bên trong sân trường Phổ Thông Trung Học Bình Long là Sân Vận động Nguyễn Huệ ngày xưa )
( Đường Nguyễn Huệ ngày xưa, nay là đường Lê Quí Đôn )
( Đại lộ Hoàng Hôn ngày nay, ngày xưa là tử lộ của tank T54 )
( Tòa Án Bình Long hiện nay, xây dựng trên phần đất của đồn Quân Cảnh Tư Pháp ngày xưa )
( Dãy nhà phía bên trái con đường Nguyễn Huệ ngày nay, xưa kia là phần đất của Ty Chiêu Hồi, Trung Tâm Dân Ý Vụ và sau lưng rạp Lý Thường Kiệt )
Khu công viên chợ cũ, vẫn hoang tàn như xưa )
( dãy nhà hiện nay, trước đây là dãy nhà thuốc tây An Lộc )
( Chỗ đám cỏ hoang trước đây là cây xăng SHELL chợ cũ )
( Đây là nền của dãy phòng học bán công trường THBL ngày xưa)
( Con đường Phạm Ngọc Thạch ngày nay, xưa là đường Cách Mạng 1 tháng 11 từ dưới Công Viên Tao Phùng lên ( hồi xưa xe be từ Lộc Ninh về hay chạy con đường này : ( Ngày xưa bên trái đường là trường THBL, bên phải đường là cổng vào Bệnh Viện Quân dân Y Bình Long )
Và cũng để con cháu về sau có đề tài " nghiên cứu ". Cũng như các cụ khi về già ở xa thật xa, có dịp về thăm cố hương không bị lạc đường, lộn chỗ .
( Chỗ tượng đài chiến sĩ, nay là công viên thị xã Bình Long )
( Tượng Đài Chiến Sĩ ngày xưa )
( Tháp nước Bình Long ngày nay, vẫn ở trên đất xưa )
( Phía bên kia đường là Tòa Hành Chánh ngày xưa, nay là trụ sở UBND Thị xã )
( Trụ sở UBND Thị xã Bình Long ngày nay )
( Tòa Hành Chánh Bình Long ngày xưa )
( Con đường này đi xuyên qua trụ sở MACVI ngày xưa xuống ngã ba Tư Dương )
( Trường học này được xây dựng trên đất Nghĩa Trang Tân Lập Phú, chỗ Tân Minh Tự hay còn gọi là Chùa Ông Năm Rài )
( Bên trong sân trường Phổ Thông Trung Học Bình Long là Sân Vận động Nguyễn Huệ ngày xưa )
( Đường Nguyễn Huệ ngày xưa, nay là đường Lê Quí Đôn )
( Đại lộ Hoàng Hôn ngày nay, ngày xưa là tử lộ của tank T54 )
( Tòa Án Bình Long hiện nay, xây dựng trên phần đất của đồn Quân Cảnh Tư Pháp ngày xưa )
( Dãy nhà phía bên trái con đường Nguyễn Huệ ngày nay, xưa kia là phần đất của Ty Chiêu Hồi, Trung Tâm Dân Ý Vụ và sau lưng rạp Lý Thường Kiệt )
Khu công viên chợ cũ, vẫn hoang tàn như xưa )
( dãy nhà hiện nay, trước đây là dãy nhà thuốc tây An Lộc )
( Chỗ đám cỏ hoang trước đây là cây xăng SHELL chợ cũ )
( Đây là nền của dãy phòng học bán công trường THBL ngày xưa)
( Con đường Phạm Ngọc Thạch ngày nay, xưa là đường Cách Mạng 1 tháng 11 từ dưới Công Viên Tao Phùng lên ( hồi xưa xe be từ Lộc Ninh về hay chạy con đường này : ( Ngày xưa bên trái đường là trường THBL, bên phải đường là cổng vào Bệnh Viện Quân dân Y Bình Long )
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)