Niềm Vui Dâng Tặng Cho Đời,
Nỗi Buồn Xin Gởi Mây Trời Mang Đi
Nỗi Buồn Xin Gởi Mây Trời Mang Đi
Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010
Tùy bút : Mùa Đông Bình Long 1972 (3)
Ngồi nơi cửa sổ hình tròn của máy bay, tôi quan sát và định được hướng bay, máy bay bay dọc theo phi đạo của sân bay Biên Hòa về hướng cầu Săn Máu, Chợ Sặt - Hố Nai, xa xa là tháp chuông của nhà thờ Hà Nội, phía phải của máy bay là thành phố Biên Hòa và bên dưới là xa lộ Biện Hòa – Sài Gòn nườm nượp các loại xe, khi gần đến cầu Săn Máu thì máy bay chuyển về hướng Quận Công Thanh, dưới là giòng sông Đồng Nai êm ả , hai bên bờ là những dãy nhà và vườn cây, ruộng lúa, đây là xã Đại An – Đại Ngãi bên phài sông là con đường chạy dài từ chợ Biên Hòa qua Bửu Long, qua trung tâm Quận Công Thanh lên tới ngã ba Cây Gáo gặp Quốc Lộ 20 đi Phương Lâm – Định Quán – Đà Lạt.
Bay qua sông Đồng Nai vào không phận của Quận Tân Uyên, phía dưới là những khu nhà dân và trung tâm quận, từ trên cao nhìn thấy những người dân làm vườn, ngước mặt nhìn lên máy bay, không biết là có trông thấy tôi hay không mà họ đưa tay vẫy chào . Xa xa là con đường đi Quận Phú Giáo tỉnh Bình Dương.
Qua khỏi Quận Tân Uyên máy bay lên cao hơn lúc đầu. Thì ra đã đi vào khu vực “ chiến khu Đ “ để an toàn nên máy bay phải lên cao , lúc này tầm mắt của tôi nhìn được xa hơn. Tôi lại chỗ nhân viên phi hành hỏi “ Xin lỗi, hút thuốc có được không ” ? Anh ta gật đầu ! Tôi ngồi vào ghế bên cạnh anh đang đứng với tư thế hai tay cầm chặt vào tay cò khẩu súng đại liên 60 gắn bên cửa máy bay, mắt không ngừng quan sát phía dưới . Lúc này tôi mới nhìn thấy không phải chỉ có một máy bay của chúng tôi, mà có tới 8 hay là 9 chiếc CH 47 cùng bay , không biết bay theo đội hình gì mà tôi nhìn bên cửa phải cũng có, bên trái cũng có . Cứ nhìn chiếc máy bay bên cạnh lên hay xuống tức là máy bay của tôi đi đang lên và ngược lại, thấy hay tôi đứng lên bên cạnh người phi hành kiêm xạ thủ quan sát, tôi thấy một vòng tròn màu trắng, rồi hai vòng tròn trông thật đẹp, nhìn kỹ thì ra là những chiếc UH1B gunship đang làm nhiệm vụ truy tìm những ổ phục kích đoàn máy bay. Phía dưới là giòng Sông Bé hẹp nhưng lắm khúc khủy, uốn quanh, máy bay đã vào không phận xã Nha Bích Quận Chơn Thành, Tỉnh Bình Long, cây cầu sắt bắc ngang qua Sông Bé và con đường Tỉnh lộ 13 vắng tênh, chỉ có hai đồn lính bảo vệ hai bờ cầu là có thấy bóng người, còn phi trường phía dưới rộng thênh thang, nhưng nhìn rất sạch, những tấm vỉ lót phi đạo xanh rì, bóng loáng. Dưới ánh nắng bóng những chiếc máy bay đang bay in xuống mặt phi đạo trông thật rõ .
Ngạc nhiên hơn nữa là khi tôi nhìn thấy phía dưới rừng cây là những vết lỗ chỗ, loang loáng nước, rất nhiều và thật nhiều, ước tính từ trên cao này nhìn xuống cứ cách 1cm là có một vết trải dài muốt ngàn . Tôi hỏi người xạ thủ phi hành đó là vết gì vậy ? Anh ta nói : “ Đó là hố bom và lỗ pháo” Trông không khác gì hình chụp “ mặt nguyệt cầu “. Tôi vuột miệng kêu lên : “ Trời ơi ! Khốc liệt quá ! Vậy thì đâu còn ai sống !?”. Một nỗi buồn len vào trong tôi.
Tôi muốn bật khóc và kêu lên : Thương quá Bình Long ơi ! Nhưng tôi không thể nào khóc và kêu lên được, nghĩ mà thương cho mảnh đất nghèo, phải gánh chịu nhiều khốn khổ, bởi vì nó là Bình Long ……
(còn tiếp)
Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010
Tùy bút : Mùa Đông Bình Long 1972 (2)
Ngày 6 tháng 12 đoàn xe gồm 5 chiếc chở chúng tôi theo Quốc lộ 15 đến ngã 3 Rừng Mít quẹo trái vào sân bay Biên Hòa. Ngạc nhiên vì di chuyển bằng máy bay thì chúng tôi thường vào căn cứ Long Bình khu vực Cầu Hang, sao lần này lại vào sân bay Biên Hòa, vào đến phi đoàn CH 47, chúng tôi bốc dỡ thiết bị từ trên các xe tải xuống, Xếp L và sĩ quan không quân đến, họ dặn dò chúng tôi thật kỹ : “giữ trật tự khi lên xuống và bình tĩnh trong khi phi cơ đang bay, hoặc có tình huống xấu .
Chúng tôi được chia thành nhóm, mỗi nhóm 20 người cùng với hành lý cá nhân và nhạc cụ, đạo cụ mang theo. Còn toàn bộ khí tài, thiết bị, âm thanh thì tập trung cho nhân viên kỹ thuật không vận cho vào lưới hàng, máy bay sẽ đeo bên dưới. Chúng tôi không đồng ý cách vận chuyển như vậy, vì máy móc cho vào lưới khi nâng lên sẽ bị bó dồn lại, gây hư hỏng .
Cuối cùng 2 nhóm dồn vào khoang một chiếc CH47 cùng với nhạc cụ cầm tay. Lúc đó là 8 giờ 45 chuyến bay đầu tiên cất cánh bỏ lại bộ phận kỹ thuật và nhạc công đi chuyến sau . chừng 10 phút một chiếc xe nâng hàng chạy lại thả xuống chỗ chúng tôi 2 tấm nhôm bằng phẳng, họ nói chúng tôi xếp tất cả khí tài lên 2 tấm nhôm đó, để kịp thời gian máy bay trở lại. Chúng tôi xếp các máy móc, thiết bị theo từng loại vào với nhau, các quân nhân chuyển vận sử dụng vải bạt bao các thiết bị, rồi dùng dây bẹ giằng chặt lại, phủ lưới bảo hiểm lên .
Mọi việc đã hoàn tất, chúng tôi thở phào nhẹ nhõm vì không phải lo có sự hư hỏng xảy ra. Trong lúc chờ chuyến bay, chúng tôi vào câu lạc bộ của phi đoàn uống cà phê và mua bánh mì dành ăn theo đường . Đã hơn 10 giờ mà chưa thấy máy bay, tôi hỏi một sĩ quan chuyển vận thì được biết : Lộ trình bay đi về chỉ hơn 50 phút, nhưng vì không có “ gunship” hộ tống nên máy bay phải chuyển vận hàng cho đơn vị khác. Khi nào có “ gunship” hộ tống sẽ chuyển vận cho chúng tôi. Quả là bất ngờ, chuyến công vụ lần này là An Lộc - Bình Long, tôi lặng người, miệng lẩm bẩm Bình Long, Bình Long . như vậy là tôi được về chính mảnh đất quê hương đã sinh ra tôi, nơi mà Cha Mẹ tôi hiện đang còn ở lại đó ! Với tôi lúc đó không nỗi vui mừng nào hơn được, trong lòng hôi hộp, thời gian chờ đợi chuyến bay đối với tôi sao dài quá..... Nó đến rồi ! Tiếng ai đó vang lên, tôi giật mình nhìn lên, chiếc CH 47 đang tiến lại phía chúng tôi, gió từ hai cánh quạt thổi thành một vòng tròn dưới đất và nó nhẹ nhàng đáp xuống. Nhân viên chuyển vận ra hiệu cho chúng tôi lên máy bay. Chúng tôi hối hả cúi người tiến lại đuôi máy bay, bước vào khoang chúng tôi thấy có một số quân nhân , chắc có lẽ họ cũng đi Bình Long như chúng tôi. Nhân viên phi hành ra dấu cho chúng tôi ngồi xuống hai hàng ghế hai bên, không đầy 5 phút máy bay nâng lên và nhân viên mặt đất móc hai kiện hàng của chúng tôi vào máy bay. Máy bay nâng lên cao và bay thẳng lúc đó là hơn 11 giờ .
Tôi lẩm bẩm : Tôi về Bình Long ! Ôi hai tiếng “ Bình Long “ sao thân thương thế !
(còn tiếp)
Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010
Tùy bút : Mùa Đông Bình Long 1972 (1)
Mới đầu tháng 11 dương lịch, mà cao nguyên đất đỏ Bình Long trời đã se lạnh. Tiết mùa đông đã đến sớm hơn mọi năm. Trong tiết trời lành lạnh của năm nay, khiến tôi nhớ cách đây 38 năm, tôi đã đón mùa đông và năm mới 1973 tại chiến trường khốc liệt nhất : “ Bình Long Anh Dũng “.
( TTHLCBQG CHÍ LINH VŨNG TÀU 1972)
Bình Long tháng 12 năm 1972
Sau sáu tuần lễ huấn dục và bồi dưỡng nghiệp vụ Tuyên Vận tại Trung Tâm Cán Bộ Quốc Gia Chí Linh, Rạch Dừa (Vũng Tàu). Đoàn chúng tôi được di chuyển về Trung Tâm DV & CH Khu 3 trú tại Quận Đức Tu, Tỉnh Biên Hòa. Xếp L tươi cười đón chúng tôi .Chúng tôi tập trung tại sảnh Trung tâm. Xếp L tuyên bố cho chúng tôi được về thăm gia đình 2 ngày để chuẩn bị mọi thứ cho chuyến công vụ dài ngày sắp tới. Chúng tôi không ai bảo ai nhưng đều vui mừng vì được nghỉ về thăm nhà, nên cũng chẳng cần biết chuyến công vụ này ở đâu và đi bao lâu . Thế là mạnh ai người đó tay xách, nách mang hành lý cá nhân ra về, lúc đó cuối tháng 11/1972.
Đúng 8 giờ sáng ngày 3/12 tất cả 32 anh chị em của Đoàn Văn tuyên Khu 3 đã có mặt đầy đủ tại Trung Tâm khu 3, thay vì chúng tôi phải về bên trụ sở của mình gần rạp Biên Hùng. Nhưng vì lệnh điều động tập trung tại Trung Tâm khu, ngoài xếp L và các Khối nghiệp vụ của trung tâm, hôm nay lại còn có các sĩ quan cao cấp bên Quân khu và Quân đoàn 3 dự.
Do tình hình phức tạp trong việc ký hiệp định ngừng bắn tại miền nam Việt Nam giữa các bên tại Paris chưa được thực hiện trong tháng 10/1972 . Để chuẩn bị tốt cho tình hình mới, chủ động trong công tác Dân Sự Vụ trước khi hiệp định được ký kết, Khu 3 điều động Đoàn Văn Tuyên khu thực hiện nhiệm vụ dài hạn, nơi đến là một chiến trường địa điểm không tiết lộ. Đoàn cần thêm các tiết mục dân sự vụ phong phú, chúng tôi có 3 ngày chuẩn bị. Đúng 8 giờ sáng ngày 6 tháng 12 lên đường.
Không ngạc nhiên, vì chuyện đi công vụ ngày hay đêm, xa hay gần hoặc đi đâu là chuyện thường ngày của chúng tôi . Nhưng lần này tôi hơi ngạc nhiên một chút là các bộ phận liên quan đã chuẩn bị cho đoàn chúng tôi quá nhiều trang bị như : Máy phát điện, nhạc cụ âm thanh , amplie công 400watt, loa phóng thanh ( bình thường chúng tôi chỉ sử dụng cao nhất là amplie 200watt để phát trên 6 loa trầm công suất 400 watt ngoài trời cho ca sĩ , vì các nhạc cụ có amplie và loa riêng) và một số dụng cụ liên quan khác. Chất lên đầy 2 chiếc xe vận tải quan sự ( GMC ) Tất cả đã sẵn sàng chờ ngày, giờ xuất phát .
(còn tiếp)
( TTHLCBQG CHÍ LINH VŨNG TÀU 1972)
Bình Long tháng 12 năm 1972
Sau sáu tuần lễ huấn dục và bồi dưỡng nghiệp vụ Tuyên Vận tại Trung Tâm Cán Bộ Quốc Gia Chí Linh, Rạch Dừa (Vũng Tàu). Đoàn chúng tôi được di chuyển về Trung Tâm DV & CH Khu 3 trú tại Quận Đức Tu, Tỉnh Biên Hòa. Xếp L tươi cười đón chúng tôi .Chúng tôi tập trung tại sảnh Trung tâm. Xếp L tuyên bố cho chúng tôi được về thăm gia đình 2 ngày để chuẩn bị mọi thứ cho chuyến công vụ dài ngày sắp tới. Chúng tôi không ai bảo ai nhưng đều vui mừng vì được nghỉ về thăm nhà, nên cũng chẳng cần biết chuyến công vụ này ở đâu và đi bao lâu . Thế là mạnh ai người đó tay xách, nách mang hành lý cá nhân ra về, lúc đó cuối tháng 11/1972.
Đúng 8 giờ sáng ngày 3/12 tất cả 32 anh chị em của Đoàn Văn tuyên Khu 3 đã có mặt đầy đủ tại Trung Tâm khu 3, thay vì chúng tôi phải về bên trụ sở của mình gần rạp Biên Hùng. Nhưng vì lệnh điều động tập trung tại Trung Tâm khu, ngoài xếp L và các Khối nghiệp vụ của trung tâm, hôm nay lại còn có các sĩ quan cao cấp bên Quân khu và Quân đoàn 3 dự.
Do tình hình phức tạp trong việc ký hiệp định ngừng bắn tại miền nam Việt Nam giữa các bên tại Paris chưa được thực hiện trong tháng 10/1972 . Để chuẩn bị tốt cho tình hình mới, chủ động trong công tác Dân Sự Vụ trước khi hiệp định được ký kết, Khu 3 điều động Đoàn Văn Tuyên khu thực hiện nhiệm vụ dài hạn, nơi đến là một chiến trường địa điểm không tiết lộ. Đoàn cần thêm các tiết mục dân sự vụ phong phú, chúng tôi có 3 ngày chuẩn bị. Đúng 8 giờ sáng ngày 6 tháng 12 lên đường.
Không ngạc nhiên, vì chuyện đi công vụ ngày hay đêm, xa hay gần hoặc đi đâu là chuyện thường ngày của chúng tôi . Nhưng lần này tôi hơi ngạc nhiên một chút là các bộ phận liên quan đã chuẩn bị cho đoàn chúng tôi quá nhiều trang bị như : Máy phát điện, nhạc cụ âm thanh , amplie công 400watt, loa phóng thanh ( bình thường chúng tôi chỉ sử dụng cao nhất là amplie 200watt để phát trên 6 loa trầm công suất 400 watt ngoài trời cho ca sĩ , vì các nhạc cụ có amplie và loa riêng) và một số dụng cụ liên quan khác. Chất lên đầy 2 chiếc xe vận tải quan sự ( GMC ) Tất cả đã sẵn sàng chờ ngày, giờ xuất phát .
(còn tiếp)
Thứ Tư, 17 tháng 11, 2010
Tản Mạn về Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11
Việt Nam chúng ta có Ngày Nhà giáo. Nhiều nước trên thế giới (như Úc chẳng hạn cũng có Ngày Nhà giáo hay Teachers’ Day), nhưng hình như không rầm rộ như ở Việt Nam. Tôi thấy Ngày Nhà giáo ở Việt Nam là một truyền thống hay. Hồi xưa, trước 1975, người ta thường ví thầy cô là “ Kỹ Sư Tâm Hồn “, cách ví von đó chẳng sai chút nào. “ Không thầy đố mày làm nên “ đó là câu mà ông bà mình vẫn hay nói. Trong đời mình, ai cũng có một người Thầy hay một người Cô đáng nhớ.
“ Nhất Tự Vi Sư, Bán Tự Vi Sư ”.
Chiếu theo câu nói đó, trong đời tôi cũng có nhiều Thầy và Cô lắm. Và, vào ngày này làm tôi nhớ nhất là thầy dạy tiểu học, tên Thầy là Trúc đã qua đời trên 30 năm rồi. Người để lại nhiều dấn ấn trong tôi. Cũng lạ, những Thầy Cô thời Trung học và sau này, không để lại dấu ấn gì trong tôi mà chỉ có Thầy, Cô thời Tiểu học! Tôi vẫn nhớ Thầy Trúc là một nhà giáo đúng mực, một nhà giáo tiêu biểu. Thầy là giáo viên lớp nhì, rồi lớp nhất Trường Tiểu Học Cộng Đồng An Lộc. Phần lớn gia đình của Thầy đều làm nghề giáo. Tôi học với Thầy Trúc hai năm cuối Tiểu học trước khi đi thi đệ thất. Dù ở một tỉnh lẽ, gần như thôn quê, nhưng mỗi khi lên lớp là Thầy vận quần áo nghiêm chỉnh (áo bỏ vô quần, mang giầy), trông rất đạo mạo. Câu đầu tiên của bài giảng lúc nào cũng là đạo đức học. Bây giờ tôi mới biết đó là những bài Thầy trích từ Quôc văn Giáo khoa thư. Thầy đã gieo cho tôi đạo đức xã hội và mẫu mực của một nhà giáo.Thầy rất nghiêm nghị nhưng công bằng và rất tận tụy với học trò. Mỗi lần tôi ra chợ mà gặp Thầy là theo “luật làng” phải khoanh tay và chào Thầy. Thật ra, lúc đó tôi rất ngán Thầy, nên thấy Thầy ở xa xa là tôi tìm cách … tránh. Hồi còn nhỏ, tôi chắc thuộc loại học trò hơi “quậy”, nên cũng nhiều phen bị Thầy cho ăn đòn. Thời đó, có nhiều hình phạt “độc đáo” lắm. Một trong những hình phạt là nằm dài trên bàn và thầy/cô tha hồ quất roi! Những lúc đó, chẳng hiểu sao tôi không thấy mắc cở gì cả. Nhớ có lần tôi bị đòn, đến giờ ra chơi, cô bạn học tên N (bây giờ là một “quan đốc”) đến bên tôi nó nói “Tao có cái này, mày ăn là hết đau”. Tưởng gì, hóa ra là quế, mà ăn quế thì cay cay, ngọt ngọt, chứ có hết đau gì đâu ! Chẳng hiểu sao câu nói đó nó theo tôi đến tận bây giờ. Một hình phạt khác là quì xơ mít trước cột cờ. Cũng may là tôi chưa bị hình phạt này lần nào. Thật ra, tôi cũng chưa thấy đứa nào bị quì xơ mít cả, có quì ở hành lang trước cửa lớp thì có. Bây giờ nhớ lại mấy hình phạt này mà phát sợ.Ở Thầy, tôi còn thấy một sự phân định rạch ròi giữa cá nhân con người và chức phận. Thầy có những đam mê cá nhân có thể ngày nay không được xem là hay lắm, nhưng về mặt chức phận Thầy là một người làm tròn nhiệm vụ nhà giáo. Sau này lớn lên tôi mới biết là Thấy rất mê đá gà. Nhưng Thầy rất quan tâm đến chuyện thi cử. Tôi nhớ năm đi thi lên trung học, Thầy doạ đứa nào thi rớt thì đừng có nhìn mặt Thầy ! Trường tiểu học của tôi tuy nhỏ tí tẹo và xa “kinh thành” như thế nhưng có khá nhiều người thành đạt sau này. Công ơn của Thầy không thể nào không ghi nhận ở đây được.
Sau năm 1975, cả gia đình của Thầy đều tiêu tán. Thầy đương nhiên bị rơi chức hiệu trưởng và không được dạy học. Các con của thầy cũng không được dạy. Tôi nghe nói con út của Thầy ức quá nên tự tử chết. Còn con lớn thì lang thang như kẻ ăn xin ngoài phố. Bây giờ nhìn lại thời đó tôi thấy cái chính sách giáo dục thiển cận và giáo điều đó làm thui chột biết bao nhiêu nhà giáo có tài và có kinh nghiệm. Rất tiếc là năm tôi đến thăm thì Thầy không còn nữa để nói một lời cám ơn.
Tôi đã nói qua về người thầy của tôi thời Tiểu Học: Đó là thầy Trúc. Hôm nay, chợt nhớ một chuyện xưa cũng cảm động, nên tôi lại nhân cơ hội này nói qua về một người Thầy và Cô mà tôi theo học Trung Học. Câu chuyện của hai người cũng là một "chứng từ" cho một thời dao động lịch sử ở nước ta mà có lẽ ít người trẻ bây giờ biết được. Thầy tôi tên B, dạy văn chương. Nghe nói Thầy được biệt phái hay giải ngũ từ quân đội. Thầy B người thấp, không đẹp trai mấy nhưng không xấu tướng, ăn nói hoạt bát, miệng lúc nào cũng cười, áo chemise trong quần tây, trông rất lịch sự, Thầy có chiếc vespa rất oách ( thưở đó, chỉ có Thầy và hiệu trưởng có vespa). Thầy dạy văn tuyệt vời, Tôi mê thơ cũng là từ Thầy.
Còn Cô tên là H, dạy toán. Hình như lúc đó, Cô chỉ mới tốt nghiệp đại học sư phạm. Lúc đó, dù còn nhỏ nhưng đám học trò chúng tôi đã cảm nhận được cô H đẹp lộng lẩy, y như câu nói "mặt hoa da phấn". Tôi vẫn còn nhớ Cô thường đến trường trên chiếc xe Velosolex màu đen, áo dài thướt tha, tóc dài, đeo kính mát đen (thời trang thời đó), và mặt lúc nào cũng tươi như hoa nhưng rất nghiêm trang. Cô dạy toán cực kì thú vị, và tôi phải thú nhận rằng tôi ham mê toán thời đó cũng một phần là từ cách dạy của cô. Sau này tôi vẫn sử dụng cách dạy đại số của Cô là : Phải làm từng bước một, hai dấu = phải ngay hàng thẳng lối, hay dấu phân số phải nằm giữa dấu =, dấu căn, số phải viết đâu ra đó vân vân.
Tôi là học trò cưng của cả hai người, vì nói cho ngay, lúc đó tôi học cũng kha khá, nên được nhiều thầy cô quí mến.Các phòng học của trường được thiết kế theo kiểu hai dãy phòng hình thành theo mô hình dấu =, chính giữa là một sân rộng. Chẳng hiểu ngẫu nhiên hay có sắp xếp, cứ đến giờ học của cô H thì phòng đối diện là giờ của thầy B.
Những khi có giờ của cô H, thầy B cho mở cửa toang, dạy rất hăng và … hay. Thầy giảng thao thao bất tuyệt. Sau này, nghĩ lại tôi mới biết là những lời giảng của Thầy đều nhắm vào cô như là một cách tỏ tình. Thật ra, chắc lúc đó thầy B thương cô H (còn Cô H có thương Thầy B hay không thì chẳng ai biết).
Thầy oang oang giảng bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Bính :
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái dậu mồng tơi xanh dờn
Hai người sống giữa cô đơn
Hình như nàng có nỗi buồn giống tôi …
Thỉnh thoảng Thầy còn đem thơ Xuân Diệu ra đọc :
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buồi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu.
Có vài lần, Thầy nhờ tôi trao thư cho cô H, nhưng thú thật lúc đó tôi chưa biết điều đó có ý nghĩa gì. Được Thầy giao cho “trọng trách” như thế là hãnh diện lắm rồi! Còn phần cô, tôi nhớ chỉ có 2 lần cô nhờ tôi trao thư cho Thầy.
Đến đầu năm 1981, tôi tình cờ gặp lại Thầy và Cô, lúc này đã là vợ chồng. Cả Thầy và Cô đều … “mất dạy”. Nhìn Thầy da xạm nắng, dáng dấp phong trần, tôi hỏi qua Thầy làm nghề gì. Thầy cho biết sau 1975 đi học cải tạo 2 năm, ra khỏi trại không còn dạy học, làm đủ thứ nghề khuân vác, đạp xe lôi, buôn bán ... để sống qua ngày.
Nay thì Thầy có việc làm tương đối ổn định hơn : bán vé xe đò! Còn Cô thì tôi không biết làm gì. Tôi hỏi dạo này người ta vượt biên nhiều quá, sao Thầy Cô còn ở đây, thì Thầy méo miệng cười buồn nói : tiền đâu, nghèo rớt mồng tơi mà. Nhìn hai người, tôi chợt ngậm ngùi trước cảnh khó khăn mà hai người phải trải qua.
Tôi không còn nhận ra một Thầy B sang trọng ngày nào, không còn nhận ra cô H thướt tha, đài các của ngày xưa. Ôi, thời thế làm cho Thầy và Cô tôi nghèo khó và tiều tụy như bây giờ. Thế nhưng Thầy vẫn tươi cười, thậm chí còn mời tôi đi uống cà phê !
Hôm đó là ngày tôi gặp hai Thầy Cô lần cuối, vì từ đó cho đến nay, hơn 30 năm tôi vẫn chưa gặp lại Thầy B và cô H. Nhưng hình bóng của Thầy và Cô vẫn in đậm trong tôi, mãi mãi không thể xóa mờ được.
Ông Bà mình có câu “NHẤT TỰ VI SƯ, BÁN TỰ VI SƯ”. Hiểu theo nghĩa đó, Thầy B và Cô H đều là người “ kỹ sư tâm hồn “ lớn trong đời tôi.
“ Nhất Tự Vi Sư, Bán Tự Vi Sư ”.
Chiếu theo câu nói đó, trong đời tôi cũng có nhiều Thầy và Cô lắm. Và, vào ngày này làm tôi nhớ nhất là thầy dạy tiểu học, tên Thầy là Trúc đã qua đời trên 30 năm rồi. Người để lại nhiều dấn ấn trong tôi. Cũng lạ, những Thầy Cô thời Trung học và sau này, không để lại dấu ấn gì trong tôi mà chỉ có Thầy, Cô thời Tiểu học! Tôi vẫn nhớ Thầy Trúc là một nhà giáo đúng mực, một nhà giáo tiêu biểu. Thầy là giáo viên lớp nhì, rồi lớp nhất Trường Tiểu Học Cộng Đồng An Lộc. Phần lớn gia đình của Thầy đều làm nghề giáo. Tôi học với Thầy Trúc hai năm cuối Tiểu học trước khi đi thi đệ thất. Dù ở một tỉnh lẽ, gần như thôn quê, nhưng mỗi khi lên lớp là Thầy vận quần áo nghiêm chỉnh (áo bỏ vô quần, mang giầy), trông rất đạo mạo. Câu đầu tiên của bài giảng lúc nào cũng là đạo đức học. Bây giờ tôi mới biết đó là những bài Thầy trích từ Quôc văn Giáo khoa thư. Thầy đã gieo cho tôi đạo đức xã hội và mẫu mực của một nhà giáo.Thầy rất nghiêm nghị nhưng công bằng và rất tận tụy với học trò. Mỗi lần tôi ra chợ mà gặp Thầy là theo “luật làng” phải khoanh tay và chào Thầy. Thật ra, lúc đó tôi rất ngán Thầy, nên thấy Thầy ở xa xa là tôi tìm cách … tránh. Hồi còn nhỏ, tôi chắc thuộc loại học trò hơi “quậy”, nên cũng nhiều phen bị Thầy cho ăn đòn. Thời đó, có nhiều hình phạt “độc đáo” lắm. Một trong những hình phạt là nằm dài trên bàn và thầy/cô tha hồ quất roi! Những lúc đó, chẳng hiểu sao tôi không thấy mắc cở gì cả. Nhớ có lần tôi bị đòn, đến giờ ra chơi, cô bạn học tên N (bây giờ là một “quan đốc”) đến bên tôi nó nói “Tao có cái này, mày ăn là hết đau”. Tưởng gì, hóa ra là quế, mà ăn quế thì cay cay, ngọt ngọt, chứ có hết đau gì đâu ! Chẳng hiểu sao câu nói đó nó theo tôi đến tận bây giờ. Một hình phạt khác là quì xơ mít trước cột cờ. Cũng may là tôi chưa bị hình phạt này lần nào. Thật ra, tôi cũng chưa thấy đứa nào bị quì xơ mít cả, có quì ở hành lang trước cửa lớp thì có. Bây giờ nhớ lại mấy hình phạt này mà phát sợ.Ở Thầy, tôi còn thấy một sự phân định rạch ròi giữa cá nhân con người và chức phận. Thầy có những đam mê cá nhân có thể ngày nay không được xem là hay lắm, nhưng về mặt chức phận Thầy là một người làm tròn nhiệm vụ nhà giáo. Sau này lớn lên tôi mới biết là Thấy rất mê đá gà. Nhưng Thầy rất quan tâm đến chuyện thi cử. Tôi nhớ năm đi thi lên trung học, Thầy doạ đứa nào thi rớt thì đừng có nhìn mặt Thầy ! Trường tiểu học của tôi tuy nhỏ tí tẹo và xa “kinh thành” như thế nhưng có khá nhiều người thành đạt sau này. Công ơn của Thầy không thể nào không ghi nhận ở đây được.
Sau năm 1975, cả gia đình của Thầy đều tiêu tán. Thầy đương nhiên bị rơi chức hiệu trưởng và không được dạy học. Các con của thầy cũng không được dạy. Tôi nghe nói con út của Thầy ức quá nên tự tử chết. Còn con lớn thì lang thang như kẻ ăn xin ngoài phố. Bây giờ nhìn lại thời đó tôi thấy cái chính sách giáo dục thiển cận và giáo điều đó làm thui chột biết bao nhiêu nhà giáo có tài và có kinh nghiệm. Rất tiếc là năm tôi đến thăm thì Thầy không còn nữa để nói một lời cám ơn.
Tôi đã nói qua về người thầy của tôi thời Tiểu Học: Đó là thầy Trúc. Hôm nay, chợt nhớ một chuyện xưa cũng cảm động, nên tôi lại nhân cơ hội này nói qua về một người Thầy và Cô mà tôi theo học Trung Học. Câu chuyện của hai người cũng là một "chứng từ" cho một thời dao động lịch sử ở nước ta mà có lẽ ít người trẻ bây giờ biết được. Thầy tôi tên B, dạy văn chương. Nghe nói Thầy được biệt phái hay giải ngũ từ quân đội. Thầy B người thấp, không đẹp trai mấy nhưng không xấu tướng, ăn nói hoạt bát, miệng lúc nào cũng cười, áo chemise trong quần tây, trông rất lịch sự, Thầy có chiếc vespa rất oách ( thưở đó, chỉ có Thầy và hiệu trưởng có vespa). Thầy dạy văn tuyệt vời, Tôi mê thơ cũng là từ Thầy.
Còn Cô tên là H, dạy toán. Hình như lúc đó, Cô chỉ mới tốt nghiệp đại học sư phạm. Lúc đó, dù còn nhỏ nhưng đám học trò chúng tôi đã cảm nhận được cô H đẹp lộng lẩy, y như câu nói "mặt hoa da phấn". Tôi vẫn còn nhớ Cô thường đến trường trên chiếc xe Velosolex màu đen, áo dài thướt tha, tóc dài, đeo kính mát đen (thời trang thời đó), và mặt lúc nào cũng tươi như hoa nhưng rất nghiêm trang. Cô dạy toán cực kì thú vị, và tôi phải thú nhận rằng tôi ham mê toán thời đó cũng một phần là từ cách dạy của cô. Sau này tôi vẫn sử dụng cách dạy đại số của Cô là : Phải làm từng bước một, hai dấu = phải ngay hàng thẳng lối, hay dấu phân số phải nằm giữa dấu =, dấu căn, số phải viết đâu ra đó vân vân.
Tôi là học trò cưng của cả hai người, vì nói cho ngay, lúc đó tôi học cũng kha khá, nên được nhiều thầy cô quí mến.Các phòng học của trường được thiết kế theo kiểu hai dãy phòng hình thành theo mô hình dấu =, chính giữa là một sân rộng. Chẳng hiểu ngẫu nhiên hay có sắp xếp, cứ đến giờ học của cô H thì phòng đối diện là giờ của thầy B.
Những khi có giờ của cô H, thầy B cho mở cửa toang, dạy rất hăng và … hay. Thầy giảng thao thao bất tuyệt. Sau này, nghĩ lại tôi mới biết là những lời giảng của Thầy đều nhắm vào cô như là một cách tỏ tình. Thật ra, chắc lúc đó thầy B thương cô H (còn Cô H có thương Thầy B hay không thì chẳng ai biết).
Thầy oang oang giảng bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Bính :
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái dậu mồng tơi xanh dờn
Hai người sống giữa cô đơn
Hình như nàng có nỗi buồn giống tôi …
Thỉnh thoảng Thầy còn đem thơ Xuân Diệu ra đọc :
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buồi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu.
Có vài lần, Thầy nhờ tôi trao thư cho cô H, nhưng thú thật lúc đó tôi chưa biết điều đó có ý nghĩa gì. Được Thầy giao cho “trọng trách” như thế là hãnh diện lắm rồi! Còn phần cô, tôi nhớ chỉ có 2 lần cô nhờ tôi trao thư cho Thầy.
Đến đầu năm 1981, tôi tình cờ gặp lại Thầy và Cô, lúc này đã là vợ chồng. Cả Thầy và Cô đều … “mất dạy”. Nhìn Thầy da xạm nắng, dáng dấp phong trần, tôi hỏi qua Thầy làm nghề gì. Thầy cho biết sau 1975 đi học cải tạo 2 năm, ra khỏi trại không còn dạy học, làm đủ thứ nghề khuân vác, đạp xe lôi, buôn bán ... để sống qua ngày.
Nay thì Thầy có việc làm tương đối ổn định hơn : bán vé xe đò! Còn Cô thì tôi không biết làm gì. Tôi hỏi dạo này người ta vượt biên nhiều quá, sao Thầy Cô còn ở đây, thì Thầy méo miệng cười buồn nói : tiền đâu, nghèo rớt mồng tơi mà. Nhìn hai người, tôi chợt ngậm ngùi trước cảnh khó khăn mà hai người phải trải qua.
Tôi không còn nhận ra một Thầy B sang trọng ngày nào, không còn nhận ra cô H thướt tha, đài các của ngày xưa. Ôi, thời thế làm cho Thầy và Cô tôi nghèo khó và tiều tụy như bây giờ. Thế nhưng Thầy vẫn tươi cười, thậm chí còn mời tôi đi uống cà phê !
Hôm đó là ngày tôi gặp hai Thầy Cô lần cuối, vì từ đó cho đến nay, hơn 30 năm tôi vẫn chưa gặp lại Thầy B và cô H. Nhưng hình bóng của Thầy và Cô vẫn in đậm trong tôi, mãi mãi không thể xóa mờ được.
Ông Bà mình có câu “NHẤT TỰ VI SƯ, BÁN TỰ VI SƯ”. Hiểu theo nghĩa đó, Thầy B và Cô H đều là người “ kỹ sư tâm hồn “ lớn trong đời tôi.
Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010
Buồn Trong Mưa Lũ
Em một mình ôm chiếc cặp nhẹ tênh
Không tập sách, những ngăn đầy tiếng gió
Em một mình ngẩn ngơ nhìn mưa lũ
Trôi hết rồi niềm hy vọng nhỏ nhoi ...
Trường đâu rồi, sao im vắng trường ơi
Đâu còn nữa để tung tăng vào lớp
Ngồi chép bài mái trường nghe mưa dột
Giờ mái tốc rồi, mưa chảy về đâu?
Những con chữ buông tay tuột xuống chân cầu
Em cố vớt chỉ được chùm lá rụng
Một mình em, chiếc cặp còn trống rỗng
Con chữ bơi vòng, nước xoáy chìm sâu
Thầy Cô ơi! Bạn ơi! Giờ ở nơi đâu
Có lượm được chút nào công thức Toán?
Đời không cộng thêm vui, đời trừ đi hy vọng
Hạnh phúc chẳng nhân lên, buồn khổ lại chia đều
Chiếc cặp cô đơn chở gió lộng một chiều
Em mơ ước con chữ đừng chết đuối
Như con cá vẫy đuôi, tìm cách lội
Chữ trở về sống lại với bảng đen
Thầy Cô ơi! Phụ vớt giùm các con chữ cho em!
Không tập sách, những ngăn đầy tiếng gió
Em một mình ngẩn ngơ nhìn mưa lũ
Trôi hết rồi niềm hy vọng nhỏ nhoi ...
Trường đâu rồi, sao im vắng trường ơi
Đâu còn nữa để tung tăng vào lớp
Ngồi chép bài mái trường nghe mưa dột
Giờ mái tốc rồi, mưa chảy về đâu?
Những con chữ buông tay tuột xuống chân cầu
Em cố vớt chỉ được chùm lá rụng
Một mình em, chiếc cặp còn trống rỗng
Con chữ bơi vòng, nước xoáy chìm sâu
Thầy Cô ơi! Bạn ơi! Giờ ở nơi đâu
Có lượm được chút nào công thức Toán?
Đời không cộng thêm vui, đời trừ đi hy vọng
Hạnh phúc chẳng nhân lên, buồn khổ lại chia đều
Chiếc cặp cô đơn chở gió lộng một chiều
Em mơ ước con chữ đừng chết đuối
Như con cá vẫy đuôi, tìm cách lội
Chữ trở về sống lại với bảng đen
Thầy Cô ơi! Phụ vớt giùm các con chữ cho em!
Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010
ĂN MÌ ĂN LIỀN ĐÚNG CÁCH
+ Thường thì chúng ta nấu mì ăn liền bằng cách cho vào nước sôi, cho bột nêm vào và nấu khoảng 3 phút. Thế là mì sẵn sàng cho ta ăn.
ĐẤY LÀ CÁCH SAI ĐỂ NẤU MÌ ĂN LIỀN !!!???.
+ Làm cách đó, khi chúng ta nấu sôi các gia vị mà trong đó bột ngọt là chính (MSG: Monosodium glutamate). Nấu như thế sẽ làm biến dạng cấu trúc phân tử của bột ngọt biến chúng thành chất độc.
+ Một vấn đề khác là chúng ta có thể đã không biết là sợi mì ăn liền được phủ bởi một lớp sáp và cơ thể chúng ta phải mất 4 hay 5 ngày mới tiêu hoá hết phần sáp này (hèn chi ăn mì gói hay khó chịu bụng)
CÁCH ĐÚNG NHẤT LÀ :
+ Luộc mì trong nồi nước sôi . Khi mì đã chín đủ, lấy hết mì ra và đổ bỏ nước sôi.
+ Nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vô trở lại nồi nước sôi, tắt lửa sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào . Tuy nhiên muốn ăn mì khô thì lấy mì ra và trộn với bột nêm
+ Một số lớn bệnh nhân trong tuổi 18-24 ngã bệnh về lá lách như : lá lách bị sưng hay nhiểm trùng vì đã thường xuyên mì ăn liền...!!!???
+ Nếu ăn mì ăn liền 3 lần trong một tuần là có thể bị hại cho cơ thể
Xin chuyền mail này tới bạn bè người thân để phòng bệnh
( Đây là bài đăng của blog : “ http://vn.360plus.yahoo.com/doanvantiet “ )
ĐẤY LÀ CÁCH SAI ĐỂ NẤU MÌ ĂN LIỀN !!!???.
+ Làm cách đó, khi chúng ta nấu sôi các gia vị mà trong đó bột ngọt là chính (MSG: Monosodium glutamate). Nấu như thế sẽ làm biến dạng cấu trúc phân tử của bột ngọt biến chúng thành chất độc.
+ Một vấn đề khác là chúng ta có thể đã không biết là sợi mì ăn liền được phủ bởi một lớp sáp và cơ thể chúng ta phải mất 4 hay 5 ngày mới tiêu hoá hết phần sáp này (hèn chi ăn mì gói hay khó chịu bụng)
CÁCH ĐÚNG NHẤT LÀ :
+ Luộc mì trong nồi nước sôi . Khi mì đã chín đủ, lấy hết mì ra và đổ bỏ nước sôi.
+ Nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vô trở lại nồi nước sôi, tắt lửa sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào . Tuy nhiên muốn ăn mì khô thì lấy mì ra và trộn với bột nêm
+ Một số lớn bệnh nhân trong tuổi 18-24 ngã bệnh về lá lách như : lá lách bị sưng hay nhiểm trùng vì đã thường xuyên mì ăn liền...!!!???
+ Nếu ăn mì ăn liền 3 lần trong một tuần là có thể bị hại cho cơ thể
Xin chuyền mail này tới bạn bè người thân để phòng bệnh
( Đây là bài đăng của blog : “ http://vn.360plus.yahoo.com/doanvantiet “ )
Cuộc Họp Mặt Những nhân vật nổi tiếng thế giới !
Đây là cuộc họp mặt của những "Nhân Vật Nỗi Tiếng Trên Thế Giới " Địa điểm "Tầng Âm Phủ" Thời gian "Từ Cổ Xưa cho đến Hiện đại" ...
Nếu Bạn Click vào nhân-vật nào thì hình người đó sẽ hiện lớn ra và kèm theo cả tiểu-sử...
Bức tranh có kích thước rất rộng và phải rê chuột từ phải sang
trái mới thấy hết được.. Muốn biết tên nhân vật nào chỉ cần chỉ
mũi tên vào thì tên nhân vật đó sẽ hiện ra, và tiếp tục double
click (nhấp chuột 2 lần) vào nhân vật đó thì sẽ hiện ra toàn bộ
thân thế và sự nghiệp của nhân vật đó.
Khi hiện ra thân thế sự nghiệp của nhân vật bằng tiếng Anh. Lúc
hiện bảng tiếng Anh thì xin mời nhìn sang phía bên trái, mục
languages và chọn ngôn ngữ của mình thì sẽ tự động chuyển.
(CLICK VÔ TIẾNG VIỆT)
Xin click vào tiêu đề trên
Nếu Bạn Click vào nhân-vật nào thì hình người đó sẽ hiện lớn ra và kèm theo cả tiểu-sử...
Bức tranh có kích thước rất rộng và phải rê chuột từ phải sang
trái mới thấy hết được.. Muốn biết tên nhân vật nào chỉ cần chỉ
mũi tên vào thì tên nhân vật đó sẽ hiện ra, và tiếp tục double
click (nhấp chuột 2 lần) vào nhân vật đó thì sẽ hiện ra toàn bộ
thân thế và sự nghiệp của nhân vật đó.
Khi hiện ra thân thế sự nghiệp của nhân vật bằng tiếng Anh. Lúc
hiện bảng tiếng Anh thì xin mời nhìn sang phía bên trái, mục
languages và chọn ngôn ngữ của mình thì sẽ tự động chuyển.
(CLICK VÔ TIẾNG VIỆT)
Xin click vào tiêu đề trên
Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2010
Nhạc : Chiếc Lá Cuối Cùng (Đoàn Chuẩn)
Click here, please :
http://www.authorstream.com/Presentation/vietlam-444995-chiec-la-cuoi-cung/
Lời bài hát :
Em thời gian, sương gió phôi pha
Anh ngồi đây anh nhớ đến em.
Như cành khô trước lúc xa cây, gọi nắng
Em thời gian, em có biết không
Khi mùa đông đưa nắng qua sông
Ðể tình yêu giữa nước mênh mông gọi đò
Tôi đi bên người, người đi bên tôi
Sao đôi tâm hồn đã quá xa xôi
Trên những con đường thoảng hương hoa sữa
Em đã nói gì, quá khứ ? tương lai ?
Trăng sao trên trời còn khi chia dôi
Nhưng tiếng ca nào còn lắng trong tôi
Tôi ngước lên trời gởi mây hạnh phúc
Mây vẫn âm thầm lãng đãng mây trôi
Hà Nội chiều nay trời lên mây trắng
Chiếc lá cuối cùng rơi xuống chân em
Như nhắc mối tình trót lỡ không tên
Em biết nói gì hỡi anh yêu dấu
Em khóc cho tình mãi mãi không quên
Hà nội chiều nay còn như in bóng
Dấu vết lâu đài trên cát anh xây
Bóng dáng em về thấp thoáng đâu đây
Chiếc lá cuối cùng là của em đó
Em hãy giữ gìn trước lúc chia tay
http://www.authorstream.com/Presentation/vietlam-444995-chiec-la-cuoi-cung/
Lời bài hát :
Em thời gian, sương gió phôi pha
Anh ngồi đây anh nhớ đến em.
Như cành khô trước lúc xa cây, gọi nắng
Em thời gian, em có biết không
Khi mùa đông đưa nắng qua sông
Ðể tình yêu giữa nước mênh mông gọi đò
Tôi đi bên người, người đi bên tôi
Sao đôi tâm hồn đã quá xa xôi
Trên những con đường thoảng hương hoa sữa
Em đã nói gì, quá khứ ? tương lai ?
Trăng sao trên trời còn khi chia dôi
Nhưng tiếng ca nào còn lắng trong tôi
Tôi ngước lên trời gởi mây hạnh phúc
Mây vẫn âm thầm lãng đãng mây trôi
Hà Nội chiều nay trời lên mây trắng
Chiếc lá cuối cùng rơi xuống chân em
Như nhắc mối tình trót lỡ không tên
Em biết nói gì hỡi anh yêu dấu
Em khóc cho tình mãi mãi không quên
Hà nội chiều nay còn như in bóng
Dấu vết lâu đài trên cát anh xây
Bóng dáng em về thấp thoáng đâu đây
Chiếc lá cuối cùng là của em đó
Em hãy giữ gìn trước lúc chia tay
Đoàn Chuẩn nhạc sĩ của mùa thu
Khi gió heo may bắt đầu nhuộm vàng những chiếc lá, nghe trong không gian mùa thu đang dịu dàng trở về, trong lòng ta bất chợt lại ngân nga giai điệu của “Thu quyến rũ” và vơ vẩn nhớ về người nhạc sĩ tài hoa được mệnh danh là “Nhạc sĩ của mùa thu Hà Nội” đó là nhạc sĩ tài hoa Đoàn Chuẩn.
Cố nhạc sĩ Đoàn Chuẩn mất vào ngày 15/11/2001, trùng với ngày sinh nhật của Văn Cao (15/11/1923). Từ lâu tôi vẫn luôn tự hào được là đồng hương ( Mẹ tôi quê Hải Phòng) với hai nhạc sĩ tài hoa quê Hải Phòng là nhạc sĩ Văn Cao và nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. (năm 1977 tôi là người miền nam ra bắc công tác,là người đã từng làm công tác văn nghệ của chính quyền sài gòn cũ, lần đầu tiên về Hà Nội , tôi mới được gặp nhạc sĩ Đoàn Chuẩn.
- Khi ấy, đất nước còn nghèo, phần đông mọi người đều có dấu ấn của sự vất vả mưu sinh nhưng riêng nhạc sĩ Đoàn Chuẩn vẫn toát lên một vẻ “hào hoa, phong nhã” của “chàng công tử Hà thành” (Nhạc sĩ quê từ Hải Phòng chuyển lên Hà Nội sinh sống cùng hãng nước mắm Vạn Vân của gia đình).
Chỉ vừa sơ ngộ, cái duyên trời đã khiến ông và tôi se vào nhau ngay.
Không bao giờ tôi quên buổi sáng cuối mùa đông năm đó, khi lần đầu tiên tới tư gia số 9 Cao Bá Quát - Hà Nội để thăm nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. Khi tôi tới nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thì đang réo rắt tiếng guitare Hawai một giai điệu mùa thu với những quãng rộng răng cưa thoảng âm hưởng nhạc blue : “Thấy hối tiếc nhiều- Thuyền đã sang bờ- Đường về không lối…”.
Bốn ánh mắt nhìn nhau không nói, chỉ mỉm cười. Sự sống đã lật sang một trang mới mà chủ yếu là “phục sinh” lại những giá trị cũ đã bị cuộc chiến che lấp mấy chục năm qua. Từ trong nhà, bà Đoàn Chuẩn bước ra với từng đĩa bánh cuốn Thanh Trì trắng muốt trên tay. Rồi bà mở phin cà phê ( lần đầu tôi được uống café file tại Hà Nội ) ra, nước sôi rót vào loang khói.Có cảm giác như bà là người hạnh phúc nhất trong buổi sáng tinh khôi của những ngày Cố nhạc sĩ Đoàn Chuẩn của thời kỳ này.
Mùa đông như dừng lại ngoài hiên cửa. Mỗi người chúng tôi ngồi trước một đĩa bánh cuốn cắt nhỏ. Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn rót ra hai chén “quốc lủi” sủi tăm. Sau khi cụng chén, tôi vừa gọn một ngụm, còn nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thì điềm nhiên cạn ngay một hơi. Sau tôi mới biết đó là thói quen uống rượu của nhạc sĩ, giống như nhà văn Tô Hoài . Sau khi ăn sáng, chúng tôi thưởng thức tách cà phê thơm phức. Tôi mở gói thuốc lá 555 (inter) mời đàn anh, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn xua tay. Ông lấy từ trong túi ra một bao thuốc lá “Thăng Long “ màu vàng. Đó mới là “gu” thuốc lá riêng của ông.
Khói thuốc quyện với hương cà phê làm ấm cả căn phòng. Hút hết thuốc, tôi cất giọng : “Anh đang chờ mùa thu –Trời đất kia ngả màu xanh lơ…”. Rồi giai điệu của Đoàn Chuẩn, như một lạch suối trong ngần trào tuôn khắp căn phòng. Ngày hôm đó, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn hát ca khúc mới toanh : “ Khuôn mặt em ” được phổ thơ của nhạc sĩ Văn Cao cho tôi nghe. Ẩn sâu trong giai điệu bỡ ngỡ kia là bao nỗi niềm trắc ẩn của năm tháng. Cuộc gặp gỡ Đoàn Chuẩn lần đầu tiên tại tư gia đã kéo dài tới trưa. Những chén rượu đầy rồi lại cạn.
Trong âm nhạc, người ta thường định nghĩa các giọng trưởng là tươi sáng, khỏe mạnh, còn giọng thứ là buồn bã, u uẩn. Vậy mà các tình khúc của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn hầu như là được viết bằng giọng trưởng mà vẫn thấy toát ra một nỗi buồn man mác, trong trẻo. Nếu có bắt đầu bằng giọng thứ như “ Lá đổ muôn chiều ” thì đến đoạn sau rồi cũng chuyển sang trưởng. Đương nhiên chính vì có đoạn giọng thứ hiếm hoi ấy, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn đã có một câu hát rất hay vào hạng bậc nhất trong dòng ca khúc trữ tình Việt Nam: “Có những đêm về sáng - Đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi ! Đã vội chi men rượu nhắp đôi môi…” May mà “ nhờ đổi mới “ thì công chúng mới được nghe lại, được biết đến những “Thiên Thai, Trương Chi, Thu quyến rũ, Gửi gió cho mây ngàn bay ”…
Tình của tôi với ông cứ trải dài như thế qua thời gian.
Cố nhạc sĩ Đoàn Chuẩn mất vào ngày 15/11/2001, trùng với ngày sinh nhật của Văn Cao (15/11/1923). Từ lâu tôi vẫn luôn tự hào được là đồng hương ( Mẹ tôi quê Hải Phòng) với hai nhạc sĩ tài hoa quê Hải Phòng là nhạc sĩ Văn Cao và nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. (năm 1977 tôi là người miền nam ra bắc công tác,là người đã từng làm công tác văn nghệ của chính quyền sài gòn cũ, lần đầu tiên về Hà Nội , tôi mới được gặp nhạc sĩ Đoàn Chuẩn.
- Khi ấy, đất nước còn nghèo, phần đông mọi người đều có dấu ấn của sự vất vả mưu sinh nhưng riêng nhạc sĩ Đoàn Chuẩn vẫn toát lên một vẻ “hào hoa, phong nhã” của “chàng công tử Hà thành” (Nhạc sĩ quê từ Hải Phòng chuyển lên Hà Nội sinh sống cùng hãng nước mắm Vạn Vân của gia đình).
Chỉ vừa sơ ngộ, cái duyên trời đã khiến ông và tôi se vào nhau ngay.
Không bao giờ tôi quên buổi sáng cuối mùa đông năm đó, khi lần đầu tiên tới tư gia số 9 Cao Bá Quát - Hà Nội để thăm nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. Khi tôi tới nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thì đang réo rắt tiếng guitare Hawai một giai điệu mùa thu với những quãng rộng răng cưa thoảng âm hưởng nhạc blue : “Thấy hối tiếc nhiều- Thuyền đã sang bờ- Đường về không lối…”.
Bốn ánh mắt nhìn nhau không nói, chỉ mỉm cười. Sự sống đã lật sang một trang mới mà chủ yếu là “phục sinh” lại những giá trị cũ đã bị cuộc chiến che lấp mấy chục năm qua. Từ trong nhà, bà Đoàn Chuẩn bước ra với từng đĩa bánh cuốn Thanh Trì trắng muốt trên tay. Rồi bà mở phin cà phê ( lần đầu tôi được uống café file tại Hà Nội ) ra, nước sôi rót vào loang khói.Có cảm giác như bà là người hạnh phúc nhất trong buổi sáng tinh khôi của những ngày Cố nhạc sĩ Đoàn Chuẩn của thời kỳ này.
Mùa đông như dừng lại ngoài hiên cửa. Mỗi người chúng tôi ngồi trước một đĩa bánh cuốn cắt nhỏ. Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn rót ra hai chén “quốc lủi” sủi tăm. Sau khi cụng chén, tôi vừa gọn một ngụm, còn nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thì điềm nhiên cạn ngay một hơi. Sau tôi mới biết đó là thói quen uống rượu của nhạc sĩ, giống như nhà văn Tô Hoài . Sau khi ăn sáng, chúng tôi thưởng thức tách cà phê thơm phức. Tôi mở gói thuốc lá 555 (inter) mời đàn anh, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn xua tay. Ông lấy từ trong túi ra một bao thuốc lá “Thăng Long “ màu vàng. Đó mới là “gu” thuốc lá riêng của ông.
Khói thuốc quyện với hương cà phê làm ấm cả căn phòng. Hút hết thuốc, tôi cất giọng : “Anh đang chờ mùa thu –Trời đất kia ngả màu xanh lơ…”. Rồi giai điệu của Đoàn Chuẩn, như một lạch suối trong ngần trào tuôn khắp căn phòng. Ngày hôm đó, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn hát ca khúc mới toanh : “ Khuôn mặt em ” được phổ thơ của nhạc sĩ Văn Cao cho tôi nghe. Ẩn sâu trong giai điệu bỡ ngỡ kia là bao nỗi niềm trắc ẩn của năm tháng. Cuộc gặp gỡ Đoàn Chuẩn lần đầu tiên tại tư gia đã kéo dài tới trưa. Những chén rượu đầy rồi lại cạn.
Trong âm nhạc, người ta thường định nghĩa các giọng trưởng là tươi sáng, khỏe mạnh, còn giọng thứ là buồn bã, u uẩn. Vậy mà các tình khúc của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn hầu như là được viết bằng giọng trưởng mà vẫn thấy toát ra một nỗi buồn man mác, trong trẻo. Nếu có bắt đầu bằng giọng thứ như “ Lá đổ muôn chiều ” thì đến đoạn sau rồi cũng chuyển sang trưởng. Đương nhiên chính vì có đoạn giọng thứ hiếm hoi ấy, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn đã có một câu hát rất hay vào hạng bậc nhất trong dòng ca khúc trữ tình Việt Nam: “Có những đêm về sáng - Đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi ! Đã vội chi men rượu nhắp đôi môi…” May mà “ nhờ đổi mới “ thì công chúng mới được nghe lại, được biết đến những “Thiên Thai, Trương Chi, Thu quyến rũ, Gửi gió cho mây ngàn bay ”…
Tình của tôi với ông cứ trải dài như thế qua thời gian.
Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2010
Tương Tư
Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn xin gởi mây trời mang đi.
Tôi đã gặp em từ bao giờ
Kể từ nguyệt bạch xuống đêm khuya
Kể từ gió thổi trong vừng tóc
Hay lúc thu về cánh nhạn kia?
Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay?
Có phải mùa thu sắp sửa về
Hay là gió lạnh lúc đêm khuya
Hay là em chọn sai màu áo
Để nắng thu vàng giữa lối đi?
Có phải rằng tôi chưa được quen
Làm sao buổi sáng đợi chờ em
Hay từng hơi thở là âm nhạc
Đàn xuống cung trầm, mắt nhớ thương
Buổi tối tôi ngồi nghe sao khuya
Đi về bằng những ngón chân thưa
Và nghe em ghé vào giấc mộng
Vành nón nghiêng buồn trong gió đưa
Tôi không biết rằng lạ hay quen
Chỉ biết em mang theo nghê thường
Cho nên cặp mắt mờ hư ảo
Cả bốn chân trời chỉ có em
Nỗi buồn xin gởi mây trời mang đi.
Tôi đã gặp em từ bao giờ
Kể từ nguyệt bạch xuống đêm khuya
Kể từ gió thổi trong vừng tóc
Hay lúc thu về cánh nhạn kia?
Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay?
Có phải mùa thu sắp sửa về
Hay là gió lạnh lúc đêm khuya
Hay là em chọn sai màu áo
Để nắng thu vàng giữa lối đi?
Có phải rằng tôi chưa được quen
Làm sao buổi sáng đợi chờ em
Hay từng hơi thở là âm nhạc
Đàn xuống cung trầm, mắt nhớ thương
Buổi tối tôi ngồi nghe sao khuya
Đi về bằng những ngón chân thưa
Và nghe em ghé vào giấc mộng
Vành nón nghiêng buồn trong gió đưa
Tôi không biết rằng lạ hay quen
Chỉ biết em mang theo nghê thường
Cho nên cặp mắt mờ hư ảo
Cả bốn chân trời chỉ có em
Truyện cười tháng 11
Bình Long là vùng cao nguyên đất đỏ, nắng bụi, mưa lầy, trên mảnh đấy này ngoài người Kinh, còn có Đồng Bào Thiểu Số ( gọi là Đồng Bào Thượng ) sinh sống. Xin gởi đến các Bạn những mẫu truyện vui về đồng bào thiểu số, sinh sống trên mảnh đất Bình Long .
Biết sống biết chết…..
Cán bộ dân số : Tại sao không làm khai sinh cho những đứa nhỏ mới sinh ?
Người chủ nhà : Dớ….biết sống biết chết mà làm , dớ…
Cán bộ dân số !!!!!!
Dớ….không được đâu ….
Cảnh sát giao thông : Thổi còi chận một xe gắn máy hai bánh .
Cảnh sát giao thông : Anh đã vi phạm Luật giao thông đường bộ, vì đã chở 3 người trên một xe gắn máy .
Người lái xe : Dớ….nay nó yếu rồi đó, trước đây nó chở 5 không à ! dớ….
Cảnh sát giao thông : Đề nghị Anh cho xem giấy tờ xe !
Người lái xe : Dớ….tôi mua cái xe bằng 5 con trâu cái, không mua cái giấy đâu, dớ….
Cảnh sát giao thông : Chúng tôi phải tạm giữ chiếc xe, đề nghị anh chấp hành .
Người lái xe : Dớ….không được đâu, 5 người tôi hùn nhau mua cái xe này, bây giờ nó yếu chỉ chở 3 người, còn 2 người ở nhà, phải hỏi họ, có cho giữ cái xe hay không …dớ !
Cảnh sát giao thông : !!!!!!!!!
Dớ…. tôi bảo là chạy bên đó….
Tại ngã tư đường xảy ra vụ tai nạn giao thông, do hai chiếc xe gắn máy chạy cùng chiều.
Người chạy phía trước lồm cồm ngồi dậy : Dớ….không biết chạy cái xe hay sao, mà đâm vào cái xe của tôi, dớ…
Người chạy xe phía sau, nhăn nhó nói : Anh dơ tay xin quẹo trái cho nên tôi phải tránh qua bên phải anh chứ, vậy mà anh lại còn ép xe tôi nữa !
Người chạy xe trước : Dớ…tôi đưa cái tay ra …là bảo ai chạy đằng sau cái xe là phải chạy phía bên đó mà, dớ…..
Người chạy xe sau : !!!!!!!!!
Dớ…..của tôi, tôi viết ….
Cảnh sát quản lý hộ khấu : Sao, sổ hộ khẩu (sổ gia đình) do Công an cấp,mà lại viết lung tung vậy nè .
Chủ nhà : Dớ….cấp cho tôi, của tôi thì tôi viết chứ sao, dớ….
Cảnh sát quản lý :!!!!!!!!!
Biết sống biết chết…..
Cán bộ dân số : Tại sao không làm khai sinh cho những đứa nhỏ mới sinh ?
Người chủ nhà : Dớ….biết sống biết chết mà làm , dớ…
Cán bộ dân số !!!!!!
Dớ….không được đâu ….
Cảnh sát giao thông : Thổi còi chận một xe gắn máy hai bánh .
Cảnh sát giao thông : Anh đã vi phạm Luật giao thông đường bộ, vì đã chở 3 người trên một xe gắn máy .
Người lái xe : Dớ….nay nó yếu rồi đó, trước đây nó chở 5 không à ! dớ….
Cảnh sát giao thông : Đề nghị Anh cho xem giấy tờ xe !
Người lái xe : Dớ….tôi mua cái xe bằng 5 con trâu cái, không mua cái giấy đâu, dớ….
Cảnh sát giao thông : Chúng tôi phải tạm giữ chiếc xe, đề nghị anh chấp hành .
Người lái xe : Dớ….không được đâu, 5 người tôi hùn nhau mua cái xe này, bây giờ nó yếu chỉ chở 3 người, còn 2 người ở nhà, phải hỏi họ, có cho giữ cái xe hay không …dớ !
Cảnh sát giao thông : !!!!!!!!!
Dớ…. tôi bảo là chạy bên đó….
Tại ngã tư đường xảy ra vụ tai nạn giao thông, do hai chiếc xe gắn máy chạy cùng chiều.
Người chạy phía trước lồm cồm ngồi dậy : Dớ….không biết chạy cái xe hay sao, mà đâm vào cái xe của tôi, dớ…
Người chạy xe phía sau, nhăn nhó nói : Anh dơ tay xin quẹo trái cho nên tôi phải tránh qua bên phải anh chứ, vậy mà anh lại còn ép xe tôi nữa !
Người chạy xe trước : Dớ…tôi đưa cái tay ra …là bảo ai chạy đằng sau cái xe là phải chạy phía bên đó mà, dớ…..
Người chạy xe sau : !!!!!!!!!
Dớ…..của tôi, tôi viết ….
Cảnh sát quản lý hộ khấu : Sao, sổ hộ khẩu (sổ gia đình) do Công an cấp,mà lại viết lung tung vậy nè .
Chủ nhà : Dớ….cấp cho tôi, của tôi thì tôi viết chứ sao, dớ….
Cảnh sát quản lý :!!!!!!!!!
Thứ Hai, 1 tháng 11, 2010
Bâng Khuâng Cùng Hoa
Cảnh báo: e-mail giả mạng xã hội LinkedIn
Gần đây có một đợt e-mail giả mạo mạng xã hội LinkedIn gửi tràn lan để mời làm bạn.
Photo courtesy of Nofirewallblog.
E-mail giả mạng xã hội LinkedIn.
Nếu bạn vô tình bấm vào thì:
- Trình duyệt không đến trang mạng LinkedIn mà được điều hướng qua nơi khác.
- Nơi được chuyển qua có cài mã độc. Mã độc này nhận dạng loại trình duyệt nào bạn đang dùng và những nhu liệu nào khác trong máy và tùy theo trình duyệt/nhu liệu ấn bản đang sử dụng có kẻ hở an ninh không để cài cắm Zeus Trojan vào máy của bạn.
- Nếu được cài cắm vào trong máy, Zeus Trojan sẽ theo dõi trình duyệt, đánh cắp login/password khi bạn điền vào và lẳng lặng gửi các dữ kiện này đi nơi khác.
Để tránh bị vướng những loại mã độc này, bạn:
- Đừng tò mò bấm vào những email lạ kiểu này.
- Dùng trình duyệt Firefox với plug-in NoScript để kiểm soát các script chạy trong các trang mạng
- Luôn cập nhật trình duyệt, và các nhu liệu phổ thông khác (Adobe Reader, Flash player, Office, Windows ...) để bít lại các kẻ hở an ninh khi được thông báo.
Nguồn: http://news.cnet.com/8301-27080_3-20017971-245.html
(Trích thbl6869.com)
Photo courtesy of Nofirewallblog.
E-mail giả mạng xã hội LinkedIn.
Nếu bạn vô tình bấm vào thì:
- Trình duyệt không đến trang mạng LinkedIn mà được điều hướng qua nơi khác.
- Nơi được chuyển qua có cài mã độc. Mã độc này nhận dạng loại trình duyệt nào bạn đang dùng và những nhu liệu nào khác trong máy và tùy theo trình duyệt/nhu liệu ấn bản đang sử dụng có kẻ hở an ninh không để cài cắm Zeus Trojan vào máy của bạn.
- Nếu được cài cắm vào trong máy, Zeus Trojan sẽ theo dõi trình duyệt, đánh cắp login/password khi bạn điền vào và lẳng lặng gửi các dữ kiện này đi nơi khác.
Để tránh bị vướng những loại mã độc này, bạn:
- Đừng tò mò bấm vào những email lạ kiểu này.
- Dùng trình duyệt Firefox với plug-in NoScript để kiểm soát các script chạy trong các trang mạng
- Luôn cập nhật trình duyệt, và các nhu liệu phổ thông khác (Adobe Reader, Flash player, Office, Windows ...) để bít lại các kẻ hở an ninh khi được thông báo.
Nguồn: http://news.cnet.com/8301-27080_3-20017971-245.html
(Trích thbl6869.com)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)